Thương mại điện tử: Cuộc đua của những giá trị bền vững và dài hạn
Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam, TMĐT muốn phát triển bền vững (PTBV) cần phải có sự chung tay của cả các nhà hoạch định chính sách và các DN thương mại điện tử.
Theo các chuyên gia, sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương cũng được cho là tạo ra mối đe dọa cho thương mại điện tử trong tương lai. Hiện khoảng gần 70% dân số ở nông thôn nhưng các thành phố lớn như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh lại chiếm tới 70% doanh số bán lẻ trực tuyến toàn quốc. Thực tế, doanh thu trên các sàn thương mại điện tử chủ yếu đến từ hai thành phố này, lần lượt trên 42 nghìn tỷ đồng ở Hà Nội và 57 nghìn tỷ đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Không chỉ vậy, các vấn đề như ô nhiễm môi trường do bao bì, đóng gói sản phẩm; các chính sách, quy định còn hạn chế, chưa kiểm soát được toàn diện; chi phí khởi tạo và duy trì gian hàng khá cao; vấn đề logistics;… cũng là những nguyên nhân khiến thương mại điện tử Việt Nam khó phát triển bền vững.
Chính vì thế, tính bền vững trong thương mại điện tử cần phải giải quyết từ logistics.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại điện tử, Bộ Công Thương sẽ tập trung rà soát các quy định pháp luật, nhất là Luật Giao dịch điện tử, Luật Bảo vệ người tiêu dùng; phân cấp, phân quyền cho địa phương nhằm quản lý toàn diện giao dịch giữa người mua và người bán trên mạng.
Thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn từ 2023 trở đi sẽ được biểu thị bằng cuộc đua của những giá trị bền vững và dài hạn |
Không giới hạn khái niệm phát triển bền vững (PTBV) trong việc giảm thiểu phát thải, theo các nhà quản lý TMĐT, một trong những yếu tố cấu thành sự PTBV của ngành còn đến từ con người và quản trị.
Ông James Dong, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lazada, cho biết:“PTBV không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội và cam kết cho tương lai. Chúng tôi cam kết hợp tác chặt chẽ với chính phủ và DN ở sáu thị trường chính tại Đông Nam Á để đạt được tăng trưởng bền vững bằng cách xây dựng một hệ sinh thái kỹ thuật số chất lượng cao. Tôi tin rằng, bằng cách hợp tác cùng nhau, chúng ta có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của tất cả các bên tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số và hướng tới một tương lai bền vững hơn”.
Thời gian tới, ngành Công Thương tăng cường hoạt động quản lý, giám sát trên môi trường mạng, chủ động yêu cầu các mạng xã hội, sàn thương mại điện tử xóa bỏ các thông tin sản phẩm hàng hóa vi phạm pháp luật. Tăng cường chia sẻ cơ sở dữ liệu kết nối để khai thác thông tin phục vụ cho quản lý nhà nước trong vấn đề này.