Thương mại điện tử mở ra nhiều kênh hợp tác mới giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc, do vậy, hai bên hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng, thương mại điện tử sẽ mở ra những kênh hợp tác thương mại - đầu tư mới giữa hai nước.
Sắp diễn ra Hội thảo “Nâng cao kỹ năng thương mại điện tử xuyên biên giới” tại Quảng Ninh Nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, xuất khẩu thành công qua thương mại điện tử Đăng ký website/ứng dụng thương mại điện tử bán hàng với Bộ Công Thương để đảm bảo quyền lợi Xử phạt 01 cá nhân vi phạm trong kinh doanh thực phẩm qua môi trường thương mại điện tử

Đây là nhận định chung của nhiều chuyên gia khi tham dự “Diễn đàn mở rộng hợp tác thị trường thương mại điện tử Hàn Quốc - Việt Nam” diễn ra mới đây do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA Hanoi) phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM) tổ chức.

Sau hơn 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, quan hệ hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp và đạt một dấu mốc mới bằng việc nhất trí nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện từ tháng 12/2022. Không chỉ dừng ở việc hợp tác trên các lĩnh vực đầu tư - thương mại, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc còn mở rộng trên nhiều lĩnh vực như du lịch - văn hoá, khoa học - công nghệ, phát triển thương mại điện tử - kinh tế số.

Tại Diễn đàn, ông Lee Jong Seob, Chủ tịch KOTRA khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương kiêm Giám đốc Kotra Hà Nội cho biết, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia ASEAN có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử ngay cả trong đợt đại dịch Covid-19 vừa qua, điều này đã khẳng định tiềm năng cao của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Do đó, ông Lee Jong Seob kỳ vọng, hai nước có thể chia sẻ nhiều lợi thế về sản phẩm và công nghệ vượt trội, kinh nghiệm và tiềm năng phát triển thị trường trong lĩnh vực kỹ thuật số và lĩnh vực thương mại điện tử.

Thương mại điện tử mở ra nhiều kênh hợp tác mới giữa Việt Nam - Hàn Quốc
Phó Cục trưởng Lại Việt Anh cho rằng, Việt Nam - Hàn Quốc hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng, thương mại điện tử sẽ mở ra những kênh hợp tác thương mại - đầu tư mới giữa hai nước

Chia sẻ về tiềm năng phát triển thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam, bà bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, Chính phủ Việt Nam coi chuyển đổi số và phát triển kinh tế số là một trong những trọng tâm chiến lược của quá trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới.

Và ưu tiên này được thể hiện qua một loạt văn bản mang tính chiến lược như: Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025; Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Phó Cục trưởng Lại Việt Anh cho rằng, thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc. Hai bên hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng nó sẽ mở ra những kênh thương mại - đầu tư mới giữa hai nước.

Phân tích kỹ hơn về nhận định trên, Phó Cục trưởng Lại Việt Anh cho biết, Việt Nam đánh giá cao những thành tựu mà Hàn Quốc đã đạt được trong kinh tế nói chung và thương mại điện tử nói riêng, đồng thời đánh giá hai Bên có nhiều tiềm năng hợp tác trong việc tận dụng thương mại điện tử như một kênh giao thương hỗ trợ phương thức thương mại truyền thống.

Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) đã có hiệu lực, trong đó có các nội dung hợp tác về thương mại điện tử và kinh tế số. Đây là cơ sở để hai Bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và phối hợp triển khai hiệu quả các Hiệp định này trong thời gian tới.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, hiện nay, Hàn Quốc là nước đầu tư trực tiếp số 1 tại Việt Nam với vốn đăng ký đầu tư đạt trên 80 tỷ USD (tính đến hết năm 2022). Về thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Hàn Quốc trong năm 2022 đạt khoảng 87 tỷ USD, tăng hơn 11% so với mức 78,1 tỷ USD năm 2021. Năm 2023, hai Bên phấn đấu hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD và hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD vào năm 2030.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giải pháp bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp khi xuất khẩu trực tuyến qua sàn thương mại điện tử quốc tế

Giải pháp bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp khi xuất khẩu trực tuyến qua sàn thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ thương hiệu không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là một yếu tố then chốt để duy trì sự cạnh tranh và đảm bảo sự tin cậy đối với người tiêu dùng toàn cầu.
Thực trạng và vai trò của AI trong bảo mật thông tin người dùng và chống gian lận trong TMĐT

Thực trạng và vai trò của AI trong bảo mật thông tin người dùng và chống gian lận trong TMĐT

Trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường thương mại điện tử (TMĐT).
Thủ tướng: KHCN và đổi mới sáng tạo là tài nguyên vô tận, là con đường ngắn nhất để đạt các mục tiêu

Thủ tướng: KHCN và đổi mới sáng tạo là tài nguyên vô tận, là con đường ngắn nhất để đạt các mục tiêu

Sáng 15/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam (18/5), kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024), lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 với chủ đề "KHCN và đổi mới sáng tạo – Nâng tầm vị thế quốc gia".
Sắp có phần mềm giúp người dân nhận diện tội phạm

Sắp có phần mềm giúp người dân nhận diện tội phạm

Nội dung này được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra tại cuộc Họp báo thường kỳ tháng 5 diễn ra ngày 13/5 vừa qua.
Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp

Do lĩnh vực quản lý rộng, lượng dữ liệu lớn, Bộ NN&PTNT cần xác định thứ tự ưu tiên khi xây dựng các cơ sở dữ liệu và triển khai tới bờ tới bến, tới nơi tới chốn, bởi không có dữ liệu thì không có chuyển đổi số, không thể quản lý nhà nước trên môi trường số.
Gia Lai: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại

Gia Lai: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại

Nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, Gia Lai đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) bằng nhiều chương trình, giải pháp cụ thể.
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1080/QĐ-BCT về Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2024.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận