Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ về bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức
Thông tư quy định, nội dung đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Nội vụ về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gồm: Chương trình, tài liệu; học viên; giảng viên; cơ sở vật chất và các hoạt động hỗ trợ; khóa bồi dưỡng; hiệu quả bồi dưỡng.
Tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Nội vụ về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư, gồm 6 nhóm tiêu chí sau: Nhóm tiêu chí đánh giá về chương trình, tài liệu bồi dưỡng; Nhóm tiêu chí đánh giá về học viên; Nhóm tiêu chí đánh giá về giảng viên; Nhóm tiêu chí đánh giá về cơ sở vật chất và các hoạt động hỗ trợ; Nhóm tiêu chí đánh giá về khóa bồi dưỡng; Nhóm tiêu chí đánh giá về hiệu quả bồi dưỡng.
Bên cạnh đó, Thông tư nêu rõ, việc đánh giá chất lượng dịch vụ được thực hiện trên cơ sở các tiêu chí đánh giá theo phương thức chấm điểm, thang điểm 100. Cụ thể, chất lượng dịch vụ được đánh giá theo các mức: Tốt: Tổng điểm đạt từ 70 điểm đến dưới 80 điểm; Đạt: Tổng điểm đạt từ 50 điểm đến dưới 70 điểm; Không đạt: Tổng điểm dưới 50 điểm.
Khi chất lượng dịch vụ được đánh giá từ mức đạt trở lên, sẽ được nghiệm thu, thanh toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật.
Chất lượng dịch vụ được đánh giá ở mức tốt là một trong các căn cứ để cơ quan đặt hàng xem xét, ưu tiên lựa chọn đơn vị cung ứng khi triển khai các dịch vụ tương tự theo quy định hiện hành của nhà nước.
Người đứng đầu cơ quan đặt hàng trình cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng đánh giá chất lượng dịch vụ để xác định mức độ đạt được làm cơ sở thực hiện nghiệm thu khối lượng, chất lượng và thanh toán dịch vụ.
Hội đồng đánh giá chất lượng dịch vụ có số thành viên là số lẻ và có ít nhất 05 thành viên bao gồm: Chủ tịch là người đứng đầu cơ quan đặt hàng; 01 Phó Chủ tịch là cấp phó của người đứng đầu cơ quan đặt hàng; các thành viên là đại diện các đơn vị liên quan và chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng; 01 thư ký Hội đồng.
Hội đồng đánh giá chất lượng dịch vụ làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thảo luận thống nhất. Kết quả khảo sát thu được từ các phiếu đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (nếu có) là cơ sở để Hội đồng xem xét đánh giá chất lượng dịch vụ.
Đơn vị cung ứng lập, quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành về tạm ứng, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2023.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

Tiếp tục xuất hiện trang web giả mạo thương hiệu EVN

Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc về thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Đề nghị lập chuyên án đấu tranh, xử lý buôn bán gia cầm nhập lậu

Thủ tướng ban hành quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành

Lấy ý kiến dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường

Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển người quản lý doanh nghiệp nhà nước

Rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng
Đọc nhiều / Mới nhận

150 doanh nghiệp Việt Nam - Israel kết nối giao thương trong lĩnh vực công-nông nghiệp, năng lượng

Bộ trưởng Công Thương: Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ
