Tiêu thụ hàng hóa trong và ngoài nước: Liên kết để cùng có lợi

Những hình thức xúc tiến thương mại trực tiếp hay gián tiếp đều tạo ra hàng ngàn kết nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các nhà nhập khẩu nước ngoài tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm và tiềm năng, góp phần thiết thực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng.
Nhiều đặc sản vùng miền hội tụ tại Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội 2022 Thương nhân Trung Quốc được cấp phép vào Bắc Giang mua vải thiều Xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU tăng mạnh nhờ EVFTA Hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang thị trường Nhật Bản

Chiều 20/5, tại Hà Nội, Chương trình “Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại” đã diễn ra với sự tham dự của hơn 400 doanh nghiệp đến từ 23 tỉnh, thành phố; quy mô gấp 5 lần so với năm 2020.

Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Chương trình cấp Quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2022 do Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, các Đại sứ quán, cơ quan Xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế tổ chức.

Tiêu thụ hàng hóa trong và ngoài nước: Liên kết để cùng có lợi
Toàn cảnh Chương trình “Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại”

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định, Chương trình là hoạt động xúc tiến thương mại cấp khu vực quan trọng, với sự tham gia của hầu hết các địa phương khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Tại đây, các tỉnh, thành phố giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu của khu vực tới các cơ quan xúc tiến thương mại quốc tế, các nhà nhập khẩu, các nhà thu mua chế biến xuất khẩu Việt Nam cũng như các nhà phân phối Việt Nam và Quốc tế.

Bên cạnh đó, Chương trình sẽ cung cấp thông tin, giải pháp giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trực tiếp vào các mạng lưới phân phối nước ngoài và tham gia hiệu quả chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, năm 2021, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp đã tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu của mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Góp phần tháo gỡ khó khăn cho các nhà sản xuất, trong hơn 2 năm qua, cũng như sự căng thẳng về chính trị trên thế giới hiện nay, Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục đồng hành cùng các địa phương trên cả nước nói chung và các tỉnh, thành phố phía Bắc và Bắc Trung Bộ nói riêng đẩy mạnh xúc tiến thương mại hỗ trợ phát triển thị trường ở cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế cho các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương.

Tiêu thụ hàng hóa trong và ngoài nước: Liên kết để cùng có lợi
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, các hình thức xúc tiến thương mại đã tạo ra hàng ngàn cơ hội kết nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nhà nhập khẩu nước ngoài

“Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan, mở rộng cả kênh phân phối truyền thống và hiện đại, tích cực củng cố và phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua các hình thức xúc tiến thương mại khác nhau”, Thứ trưởng nhấn mạnh và khẳng định, những hình thức xúc tiến thương mại này đã tạo ra hàng ngàn kết nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các nhà nhập khẩu nước ngoài tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm và tiềm năng, góp phần thiết thực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng.

Tiêu thụ hàng hóa trong và ngoài nước: Liên kết để cùng có lợi
Cục trưởng Vũ Bá Phú cho biết, năm 2022, Chương trình thu hút hơn 400 doanh nghiệp đến từ 23 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, quy mô gấp 5 lần so với năm 2020

Thông tin cụ thể về Chương trình, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho hay, trên cơ sở thành công của chương trình năm 2020, Chương trình năm 2022 với sự tham dự của hơn 400 doanh nghiệp từ 23 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, quy mô gấp 5 lần so với năm 2020.

“Chúng tôi rất kỳ vọng và mong nhận được sự quan tâm cao nhất của UBND các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, các cơ quan thông tấn, báo chí góp phần thành công cho Chương trình. Từ đó, tạo nền tảng nhân rộng ra các khu vực, vùng miền thành một hoạt động phối hợp thường xuyên liên vùng, liên địa phương để góp phần hình thành các chuỗi giá trị liên kết sản xuất, phân phối, tiêu dùng và xuất khẩu bền vững, hiệu quả”, Cục trưởng Vũ Bá Phú kỳ vọng.

Liên kết cùng có lợi

Trong 2 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động xúc tiến thương mại tại các địa phương gặp nhiều khó khăn. Mặc dù thích ứng linh hoạt và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại từ trực tiếp sang trực tuyến, song nhiều địa phương vẫn cần những thị trường tiêu thụ ổn định.

Ông Phạm Đức Toàn, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Điện Biên cho biết trong những năm qua Điện Biên đã từng bước phát huy lợi thế, khắc phục những khó khăn hạn chế để thiết lập các quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa và trao đổi thương mại biên giới với các tỉnh Bắc Lào và Vân Nam (Trung Quốc), thu hút hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Tây Trang.

Một số sản phẩm sản xuất tại Điện Biên như ximăng, chè tuyết shan, càphê, cao su, nông sản và thực phẩm chế biến đã có mặt ở nhiều thị trường trong nước và xuất khẩu sang các tỉnh Bắc Lào, có đóng góp tích cực cho thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và xây dựng khu vực biên giới hòa bình ổn định và phát triển.

Tuy nhiên, do năng lực sản xuất nội tại còn hạn chế, các sản phẩm có phẩm cấp cao với số lượng lớn còn ít trong khi điều kiện hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn, các tỉnh nước bạn có chung biên giới với tỉnh Điện Biên đều thuộc khu vực kém phát triển của mỗi nước.

Đặc biệt, dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, nên kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu của Điện Biên còn có kết quả rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế mong muốn.

Từ thực tế đó, ông Toàn kiến nghị Bộ Công Thương và các bộ, ngành địa phương hỗ trợ Điện Biên quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản và hỗ trợ, kết nối đưa các sản phẩm hàng hóa nông sản chủ lực của tỉnh Điện Biên vào tiêu thụ ổn định tại hệ thống các siêu thị, chợ đầu mối trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Hỗ trợ mở rộng thị trường xuất khẩu đặc biệt là giới thiệu các thị trường, khách hàng tiềm năng cho các sản phẩm của địa phương.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp và tập đoàn bán lẻ lớn đã và đang đẩy mạnh kết nối với các địa phương để "bắt tay" tiêu thụ sản phẩm, song để khai thác hết tiềm năng cũng như xây dựng thương hiệu một cách bền vững vẫn cần những "cú huých" mạnh mẽ hơn.

Tiêu thụ hàng hóa trong và ngoài nước: Liên kết để cùng có lợi

Với Saigon Co.op, ông Trần Lâm Hồng, Phó Tổng Giám đốc thường trực doanh nghiệp này cho hay, trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh nhưng doanh nghiệp vẫn duy trì khai thác xuất khẩu gần 70 tỷ đồng các loại nông sản thực phẩm chế biến của Việt Nam. Những thị trường Saigon Co.op hướng đến là Nhật, Hàn Quốc, New Zealand, Australia, Canada, Mỹ, châu Âu.

Còn tại khu vực miền Bắc, Saigon Co.op đang khai thác hàng của gần 100 nhà cung cấp với nhiều nhóm hàng rau, trái cây, thủy hải sản, thịt gia súc, gia cầm, trứng,…

Tổng lượng hàng cung ứng cho hệ thống của Saigon Co.op xấp xỉ 5.000 tấn/năm với doanh số trên 150 tỷ đồng, trong đó, các nhóm hàng chính là rau và trái cây như Cam Hà Giang, Cam lòng vàng, Cam Cao Phong, Xoài Sơn La, Vải thiều Bắc Giang... chiếm gần 50% sản lượng tiêu thụ, cung cấp cho các điểm bán tại khu vực, đồng thời đối lưu cho các điểm bán tại nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.

"Trong năm 2022, Saigon Co.op sẽ tiếp tục đẩy mạnh khai thác các sản phẩm tại các tỉnh thành khu vực phía Bắc cũng như các khu vực khác trên cả nước, chú trọng khai thác thêm các sản phẩm OCOP, với mức tăng dự kiến khoảng 5-10% tùy nhóm hàng," đại diện Saigon Co.op thông tin thêm.

Tuy nhiên, với những thị trường cao cấp và khó tính như Nhật Bản, theo ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương mại-Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, các doanh nghiệp nước ngoài muốn có chỗ đứng tại thị trường này cần nghiên cứu tìm hiểu rõ về thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó đa dạng hóa mẫu mã, hình thức sản phẩm cùng với việc tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành.

"Khi gặp gỡ đối tác Nhật lần đầu tiên, doanh nghiệp Việt Nam cần mang theo danh thiếp, catalogue, hồ sơ giới thiệu công ty, hàng mẫu… Khi đã có mối quan hệ làm ăn với đối tác Nhật, doanh nghiệp cần chú trọng duy trì mối quan hệ đó một cách lâu dài, bền vững...," ông Minh khuyến nghị.

Trong khi đó, đại diện Tập đoàn Central Retail thông tin hiện nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thành công sang Thái Lan, như Mr. Viet (coffee), Bibica, Belvie (Socola), Vifon, Trung Nguyên...

"Có thể thấy, thị trường Thái Lan cũng không quá khó tính. Điều quan trọng là doanh nghiệp Việt đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của người Thái Lan," đại diện Central Retail chia sẻ thêm.

Song song với Chương trình kết nối giao thương, Ban tổ chức tổ chức khu trưng bày giới thiệu sản phẩm tiểu biểu, tiềm năng xuất khẩu của các địa phương tại khu phố đi bộ, quanh hồ Hoàn Kiếm nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp quảng bá trực tiếp sản phẩm tới người tiêu dùng trong nước và du khách quốc tế, tiếp cận và nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng từ đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh thích ứng với xu hướng thị trường.

2020 là năm đầu tiên Bộ Công Thương giao Cục Xúc tiến thương mại làm đầu mối phối hợp với 5 địa phương (Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái) đồng tổ chức “Chương trình kết nối giao thương giữa nhà cung cấp địa phương với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại” lần đầu tiên rất thành công.

Thông qua chương trình đã giúp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, kết nối hiệu quả nhà cung ứng địa phương với hệ thống phân phối, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và các tổ chức xúc tiến thương mại theo vùng và các nhóm sản phẩm tiềm năng.

Các hoạt động của chương trình cả trực tiếp và trực tuyến đã góp phần kích cầu tiêu dùng trong nước, giúp doanh nghiệp Việt Nam phục hồi và phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu gạo mang về cho Việt Nam 1,43 tỷ USD

Xuất khẩu gạo mang về cho Việt Nam 1,43 tỷ USD

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2024 xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 99,7% về lượng và tăng 90% kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt trên 1,12 triệu tấn, tương đương 709,6 triệu USD.
Bra-xin khởi xướng điều tra chống bán phá giá với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Bra-xin khởi xướng điều tra chống bán phá giá với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Mới đây, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) nhận được thông báo về việc Ủy ban Ngoại thương (SECEX) thuộc Bộ Phát triển, Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Bra-xin khởi xướng điều tra chống bán phá giá với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste (Polyester Staple Fiber) nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan.
Mỹ thông báo khởi xướng rà soát hoàng hôn sản phẩm tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam

Mỹ thông báo khởi xướng rà soát hoàng hôn sản phẩm tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam

Mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo khởi xướng rà soát hoàng hôn lần thứ hai đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá sản phẩm tháp gió (utility scale wind towers) nhập khẩu từ Việt Nam.
Phê duyệt kế hoạch thực hiện Hiệp định Tương trợ tư pháp lĩnh vực dân sự Việt Nam-Lào

Phê duyệt kế hoạch thực hiện Hiệp định Tương trợ tư pháp lĩnh vực dân sự Việt Nam-Lào

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 285/QĐ-TTg ngày 6/4/2024 phê duyệt kế hoạch thực hiện Hiệp định Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Quy định mới về nhập khẩu gạo, lá thuốc lá khô từ Campuchia năm 2023, 2024

Quy định mới về nhập khẩu gạo, lá thuốc lá khô từ Campuchia năm 2023, 2024

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 06/2024/TT-BCT quy định việc nhập khẩu mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Campuchia theo hạn ngạch thuế quan năm 2023 và năm 2024.
Cảnh báo sớm nguy cơ Canada điều tra áp dụng biện pháp PVTM đối với mặt hàng đinh ốc nhập khẩu từ Việt Nam

Cảnh báo sớm nguy cơ Canada điều tra áp dụng biện pháp PVTM đối với mặt hàng đinh ốc nhập khẩu từ Việt Nam

Ngày 28 tháng 3 năm 2024, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) nhận được thông tin về việc Cơ quan hải quan Canada (CBSA) sẽ gia hạn vụ việc điều tra lại (re-investigation) nhằm cập nhật các giá trị thông thường và giá xuất khẩu đối với một số mặt hàng đinh ốc carbon có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).
Hoa Kỳ ban hành Kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh

Hoa Kỳ ban hành Kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp chuẩn bị và hợp tác tốt với DOC trong đợt thẩm tra sắp tới cũng như nêu quan điểm, bình luận với Kết luận sơ bộ của DOC đối với tôm nước ấm đông lạnh.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5