Tổ công tác đặc biệt của lực lượng QLTT và những ngày trong tâm dịch

Ký ức của tôi sẽ mãi không quên được những tháng ngày sát cánh cùng anh em trong lực lượng QLTT chống dịch trên mặt trận phía Nam. Đó là mùa thu năm 2021, biến chủng Covid-19 có tên Delta hoành hành ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, khi ấy tôi được trao trọng trách làm Tổ trưởng Tổ Công tác đặc biệt phía Nam của Bộ Công Thương.

Tháng 7/2021, TP. Hồ Chí Minh trở thành tâm dịch của cả nước. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường và chưa có tiền lệ. Các ca F0 tăng vọt từng ngày trên cả nước. Nhiều địa phương áp dụng biện pháp nghiêm ngặt đến mức kéo cả xe, đổ cả đất, dựng hàng rào dây thép “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, khiến chuỗi cung ứng hàng hóa gặp khó khăn, đối mặt với nguy cơ có thể đứt gãy bất cứ lúc nào. Lực lượng QLTT của chúng tôi khi ấy nhận lệnh trực chiến 24/24 để kiểm tra, kiểm soát thị trường, đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa được thông suốt trong mọi tình huống. QLTT chúng tôi trở thành một lực lượng xung phong trên tuyến đầu chống dịch.

Tất cả dồn sức cho miền Nam ruột thịt

Lực lượng QLTT đã chia nhau giám sát các địa bàn, cùng thời điểm chúng tôi xác định xuất hiện cảnh người dân ở TP. Hồ Chí Minh đổ xô tới siêu thị, điểm mua sắm để gom hàng, tích trữ lương thực, thực phẩm. Nhiều chợ đầu mối và chợ truyền thống của thành phố cũng bắt đầu bị đóng cửa, phong tỏa khi xuất hiện các ca F0, gánh nặng nguồn cung đổ dồn về các siêu thị, trung tâm thương mại. Trong khi những nơi này chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu hàng hóa thiết yếu của người dân. Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cũng liên tục có các cuộc điện thoại chỉ đạo, bố trí nhân lực và cắt cử nhân sự từ Hà Nội vào tăng cường cho khu vực phía Nam.

Tổ công tác đặc biệt của lực lượng QLTT và những ngày trong tâm dịch
Thành viên Tổ Công tác đặc biệt của lực lượng QLTT ở "chiến trường" phía Nam

Tình thế cấp bách, chiều 17/7, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên triệu tập cuộc họp khẩn, đồng thời quyết định thành lập Ban chỉ đạo cung ứng hàng hóa cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải làm Trưởng ban. Cùng lúc, Tổ Công tác Đặc biệt phía Nam của Bộ Công Thương ra đời do tôi làm Tổ trưởng. Tổ hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, với 5 nhiệm vụ cấp bách gồm: Nắm bắt sát diễn biến thị trường và nhu cầu hàng hóa thiết yếu của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam, nhất là các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đang áp dụng biện pháp giãn cách theo Công văn số 969/TTg-KGVG của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/7/2021 về việc thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch tại một số địa phương; Kết nối cung cầu hàng hóa thiết yếu trong và ngoài các địa phương phía Nam, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân trong vùng dịch; Thực hiện công tác điều tiết, cung ứng hàng hóa thiết yếu thông suốt tại các tỉnh, thành phố có dịch, giữa các tỉnh, thành phố có dịch với các địa phương khác; Phối hợp cùng lực lượng chức năng tại các địa phương đảm bảo lưu thông hàng hóa, chống hiện tượng găm hàng, tăng giá, ép giá, bán hàng kém chất lượng; Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong cung ứng hàng hóa thiết yếu tại các tỉnh; Tham mưu, đề xuất hướng xử lý để báo cáo Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam.

Ngay khi vừa thành lập, tối ngày 17/7, chúng tôi đã họp, phân công nhiệm vụ, đồng thời có mặt tại trụ sở phía Nam để trực chiến. Tổ thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh, những vấn đề bức xúc của người dân liên quan đến tình hình cung ứng thực phẩm, hàng hóa cũng như công tác quản lý thị trường, giá cả hàng hóa những mặt hàng thiết yếu… Chúng tôi đã phân công người phụ trách các địa bàn trọng yếu; đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng đi khảo sát, kiểm tra tình hình cung ứng hàng hóa cũng như công tác chống dịch các chợ trên toàn địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là tại các quận chính của Thành phố.

Tổ công tác đặc biệt của lực lượng QLTT và những ngày trong tâm dịch

Trên cơ sở nắm bắt thực tế, ghi nhận hiện trạng cũng như lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con tiểu thương, chúng tôi đã kịp thời đề xuất phương án kích hoạt hệ thống siêu thị, các điểm bán hàng lưu động, để đảm bảo không gián đoạn nguồn cung hàng hoá khi gần 200 chợ truyền thống cùng lúc phải ngưng hoạt động.

Trong thời gian này, Tổ cũng thường xuyên trao đổi với Sở Công Thương 19 tỉnh thành phía Nam, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam để nhân rộng mô hình tổ chức các hệ thống phân phối dã chiến (điểm bán hàng/xe bán hàng lưu động, “mang chợ ra phố”, bán hàng online, bán theo Combo, đi chợ hộ…) tại các địa phương trong bối cảnh đóng cửa chợ, các siêu thị, cửa hàng, kho hàng thường xuyên bị ca F0 xâm nhập phải đóng cửa khử trùng, truy vết gây gián đoạn dịch vụ cung ứng. Tổ đã phối hợp chặt chẽ, gắn kết liên ngành và liên vùng (Tổ Công tác Đặc biệt của Chính phủ, Ban chỉ Đạo phòng Chống Covid-19 Trung ương, các Tổ Công tác đặc biệt của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội...) nhằm giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc.

Lực lượng QLTT tiên phong trên tuyến đầu chống dịch

Biến thể Delta đã cho thấy sức huỷ diệt chưa từng có của dịch Covid-19. Chưa bao giờ mục tiêu phủ sóng vaccine tới toàn dân lại thần tốc như vậy, khi mà sinh mạng con người đã được đặt lên trên vấn đề mưu sinh, khi mỗi ngày các tỉnh phía Nam ghi nhận con số các ca F0 lên tới hàng nghìn. Lúc bấy giờ, anh em QLTT chúng tôi đã thực sự cắm chốt ở tâm dịch, có khi cả tháng không về nhà. Các địa phương khi đó gần như đồng loạt áp dụng biện pháp phòng dịch theo Chỉ thị 16 nhưng ban hành những quy định khác nhau đã gây ra ách tắc, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân trong việc tiếp cận nguồn hàng thiết yếu.

Tổ Công tác của chúng tôi liên tục có các buổi làm việc với các hiệp hội, ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp để lắng nghe các ý kiến đề xuất, qua đó tham mưu cho lãnh đạo Bộ các giải pháp cụ thể, trên quan điểm nhất quán: Trong mọi tình huống phải đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân, không để xảy ra tình trạng đứt gãy sản xuất, đứt gãy nguồn cung ứng. Trên cơ sở những đề xuất của Tổ, Bộ Công Thương đã liên tiếp có những đề xuất lên Chính phủ những nhiệm vụ “cần ưu tiên” như tiêm vaccine cho hệ thống phân phối bán lẻ, ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng tuyến đầu…

Chúng tôi cũng tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương sớm cho hoạt động và duy trì trở lại phương thức giao nhận thương mại điện tử, trong đó có shipper. Bởi, việc hạn chế nhân viên giao nhận hàng hóa thương mại điện tử đã ảnh hưởng đến chuỗi lưu thông từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, khiến người dân phải đến các siêu thị, chợ truyền thống, ra đường gây nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Những tháng ngày nằm vùng tại tâm dịch phía Nam, chúng tôi luôn trong tình trạng “lên dây cót tinh thần”, khi mỗi ngày trôi qua là một trận chiến. Không chỉ tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc cũng như biện pháp phòng chống dịch bệnh, các thành viên trong Tổ cũng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao với nhiều sáng kiến, ý tưởng, đề xuất, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ các giải pháp kịp thời.

Tổ công tác đặc biệt của lực lượng QLTT và những ngày trong tâm dịch
Sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong bất cứ điều kiện, thời tiết nào

Đó là ý tưởng đề xuất cơ chế đặc thù cho hai đơn vị vận tải chuyên nghiệp Viettel Post và VN Post lưu thông hàng hóa để kết nối với Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ triển khai công tác vận chuyển hàng hóa thiết yếu trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; Tổ Công tác cũng vào cuộc kịp thời xử lý vụ việc người dân khu phố Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông quận 7 gặp khó khăn khi mua thực phẩm, hàng hóa thiết yếu do khu phố bị phong tỏa… Chúng tôi đã liên hệ với nhiều đơn vị có liên quan để tìm nguồn giường gấp, giường tầng, giường đơn... cho Thành phố để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19. Qua các buổi làm việc tại các khu công nghiệp, hiệp hội, ngành hàng, Tổ đã ghi nhận phản ánh hàng loạt vướng mắc của mô hình “3 tại chỗ”, qua đó đã có đề xuất kiến nghị như: Bổ sung người lao động tại các doanh nghiệp sản xuất vào đối tượng ưu tiên tiêm phòng; hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ; bổ sung các hình thức tổ chức sản xuất trong điều kiện vừa thực hiện cách ly vừa sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp…

Là một hạt nhân quan trọng trong Tổ Công tác đặc biệt, lực lượng QLTT không tăng cường hoạt động chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý theo quy định, nhất là vật tư cho nông nghiệp, phân bón…; xử lý linh hoạt để vừa bảo đảm nguồn cung hàng hóa đồng thời vẫn thực hiện đúng các quy định pháp luật về quản lý thị trường. Vì vậy, tình hình thị trường, giá cả hàng hóa tại các tỉnh thành phía Nam tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến. Các Cục QLTT đều công khai đường dây nóng của Đội trưởng, Lãnh đạo Cục/Văn phòng Cục QLTT để tiếp nhận và xử lý các phản ánh của người dân về thị trường hàng hóa và công tác phòng chống Covid-19. Công chức QLTT tại các địa phương tích cực tham gia các chốt trạm kiểm soát tại địa phương.

Ba năm đã trôi qua, nhưng trong ký ức của tôi vẫn không thể nào quên những ngày sát cánh cùng anh em trong lực lượng QLTT chống dịch ở “chiến trường” miền Nam. Đó là những tháng ngày sinh mạng con người mong manh giữa sự sống và cái chết, đối mặt với trận chiến không tiếng súng nhưng sức tàn phá lại kinh hoàng. Lực lượng QLTT chúng tôi đã thực sự gắn mình vào một thời kỳ đau thương của dân tộc, của toàn nhân loại trong trận chiến với dịch Covid-19…

Nguyễn Thành Nam
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT

Cùng chuyên mục

Tin khác

Văn phòng Tổng cục chúc mừng nữ công chức, người lao động nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ

Văn phòng Tổng cục chúc mừng nữ công chức, người lao động nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ

Nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024), sáng 07/3, tại trụ sở Tổng cục QLTT, Văn phòng Tổng cục đã tổ chức gặp mặt nữ công chức, người lao động đang công tác tại Văn phòng. Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh tham dự và gửi lời chúc mừng.
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm việc với Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm việc với Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh

Ngày 05/3/2024, Tổng cục Trưởng Trần Hữu Linh cùng đoàn công tác của Tổng cục Quản lý thị trường đã có chương trình kiểm tra thực tế công tác quản lý thị trường tại tỉnh Quảng Ninh và có buổi làm việc với Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh về kết quả thực hiện nhiệm vụ những tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam - Nhật Bản

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam - Nhật Bản

Chiều ngày 28/2, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cơ quan sáng chế Nhật Bản (JPO) và Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức Hội thảo “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam - Nhật Bản”.
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh tiếp và làm việc với Cơ quan sáng chế Nhật Bản

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh tiếp và làm việc với Cơ quan sáng chế Nhật Bản

Sáng ngày 27/02, tại Hà Nội, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh và đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc Cơ quan Tổng cục QLTT đã tiếp và làm việc với Cơ quan sáng chế Nhật Bản (JPO) về các nội dung liên quan đến tình trạng xâm phạm quyền SHTT các thương hiệu của Nhật Bản tại Việt Nam.
Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Thành Nam làm việc với Cục QLTT tỉnh Tiền Giang

Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Thành Nam làm việc với Cục QLTT tỉnh Tiền Giang

Sáng ngày 19/02/2024 (tức mùng 10 Tết) tại Tiền Giang, Đoàn công tác của Tổng cục QLTT do ông Nguyễn Thành Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục QLTT tỉnh Tiền Giang. Tham gia Đoàn công tác còn có ông Trần Văn Dũng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ.
Tổng cục Quản lý thị trường gặp mặt đầu Xuân Giáp Thìn 2024

Tổng cục Quản lý thị trường gặp mặt đầu Xuân Giáp Thìn 2024

Trong không khí mừng Xuân mới Giáp Thìn 2024, sáng ngày 15/2, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã tổ chức gặp mặt, chúc Tết toàn thể công chức, người lao động đang công tác tại các Vụ, Cục, Văn phòng Tổng cục.
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh gửi Thư chúc mừng toàn lực lượng nhân dịp năm mới Giáp Thìn 2024

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh gửi Thư chúc mừng toàn lực lượng nhân dịp năm mới Giáp Thìn 2024

Nhân dịp đón Xuân Giáp Thìn 2024, thay mặt Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh trân trọng gửi đến các thế hệ công chức, người lao động trong toàn lực lượng lời thăm hỏi, lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Sau đây là toàn văn thư chúc mừng của Tổng Cục trưởng:
Trao quà cho gia đình khó khăn và trẻ em khuyết tật tại Nghệ An nhân dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trao quà cho gia đình khó khăn và trẻ em khuyết tật tại Nghệ An nhân dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024

Thực hiện các Chương trình thiện nguyện, an sinh xã hội của lực lượng Quản lý thị trường (QLTT), sáng ngày 26/01, tại Nghệ An, Tổng cục QLTT phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình trao quà tặng cho các gia đình khó khăn và trẻ em tật nguyền trên địa bàn xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An với Chủ đề “Tết cho trẻ em nghèo 2024”. Đây là chương trình có ý nghĩa thiết thực, đặc biệt là trong thời điểm chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận