Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh dự Diễn đàn “Thanh niên Công Thương với Pháp luật về Thương mại điện tử”

Thực hiện Chương trình hành động của Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Bộ triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương lần thứ IV (nhiệm kỳ 2022-2027) và được sự đồng ý của Đảng ủy Bộ Công Thương, chiều ngày 07/11/2022, Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương đã chủ trì tổ chức Diễn đàn “Thanh niên Công Thương với Pháp luật về Thương mại điện tử”. Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh tới tham dự và có bài phát biểu tại Diễn đàn.
Sàn thương mại điện tử chính thức không phải nộp thuế thay cho người bán hàng Giám sát, kiểm tra tránh thất thu thuế trong kinh doanh trên thương mại điện tử Xử phạt website vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử Xác thực hàng chính hãng qua mã QR giúp ngăn chặn hàng giả, hàng nhái

Diễn đàn “Thanh niên Công Thương với Pháp luật về Thương mại điện tử” là hoạt động thiết thực, với mục tiêu gắn công tác đoàn và phong trào thanh niên của Bộ với nhiệm vụ chuyên môn của ngành Công Thương và hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022. Diễn đàn do Đoàn Thanh niên Bộ tổ chức, có sự phối hợp của các đơn vị: Tổng cục Quản lý thị trường, Vụ Pháp chế, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.

Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, lãnh đạo Bộ và cá nhân Thứ trưởng luôn đồng hành, ủng hộ và sẵn sàng hỗ trợ cho các hoạt động của Đoàn Thanh niên Bộ. Các hoạt động của Đoàn Bộ thời gian qua đã cho thấy sự sôi nổi, linh hoạt, đi vào chiều sâu và đặc biệt gắn với nhiệm vụ trọng yếu là phát triển nghiệp vụ, chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đoàn viên thanh niên Bộ Công Thương.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Diễn đàn

Theo Thứ trưởng, Diễn đàn “Thanh niên Công Thương với Pháp luật Thương mại điện tử” càng cần được biểu dương, khích lệ hơn khi đã lựa chọn chủ đề và thời điểm tổ chức rất ý nghĩa, phù hợp.

“Diễn đàn hôm nay là một hoạt động vô cùng thiết thực, ý nghĩa khi tập trung nghiên cứu, thảo luận về chính sách pháp luật và việc thực thi các chính sách này, trong bối cảnh chúng ta đang hướng tới Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11”, Thứ trưởng nhấn mạnh. Việc tổ chức Diễn đàn đã thể hiện sự năng động, sáng tạo, tinh thần xung kích và ý thức trách nhiệm của Đoàn thanh niên với các nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ chuyên môn của ngành Công Thương.

Mặt khác, Thứ trưởng cũng đánh giá cao Đoàn Bộ Công Thương đã lựa chọn một vấn đề rất “trúng” với xu hướng của thế giới hiện đại, gần gũi với tuổi trẻ, với thanh niên, đó là thương mại điện tử.

Bởi lẽ, hoạt động thương mại điện tử ở nước ta đang diễn ra vô cùng sôi động, tăng trưởng nhanh và đây cũng là nhiệm vụ quản lý nhà nước quan trọng của Bộ Công Thương. Các đoàn viên thanh niên Bộ Công Thương vừa là những người xây dựng khung chính sách cho các hoạt động thương mại điện tử, vừa là người tham gia trực tiếp các hoạt động thương mại điện tử đó.

Chính vì vậy, Diễn đàn không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thực thi pháp luật, mà còn giúp các đoàn viên thanh niên hiểu rõ về các chính sách, pháp luật và quản lý nhà nước về thương mại điện tử; qua đó sẽ thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ chuyên môn và đồng thời sẽ có những quyết định, lựa chọn tốt hơn khi tham gia thương mại điện tử. Mỗi đoàn viên, thanh niên tham dự Diễn đàn cũng sẽ nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật và nhận thức về ý nghĩa, vai trò của Ngày Pháp luật Việt Nam. Việc lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ trực tiếp tham gia chia sẻ tại Diễn đàn cũng thể hiện sự quan tâm, ủng hộ đối với hoạt động của Đoàn Thanh niên Bộ.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân hy vọng, thành công của Diễn đàn hôm nay sẽ trở thành tiền đề quan trọng không chỉ cho các hoạt động của Đoàn Bộ Công Thương trong thời gian tới, mà còn động viên, khích lệ các đoàn, chi đoàn cơ sở hưởng ứng, triển khai những hoạt động đoàn và phong trào thanh niên sôi nổi, thiết thực gắn với công tác chuyên môn hơn nữa.

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh tham luận tại Diễn đàn về thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử

Tham luận về thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh chia sẻ, trong thời gian qua lực lượng QLTT và các đơn vị thuộc Bộ đã tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm, góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác QLTT, góp phần ổn định thị trường, đảm bảo trật tự an toàn và an sinh xã hội.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thương mại điện tử, ký cam kết không kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng hóa vi phạm sở hữu công nghiệp, hàng hóa không đảm bảo chất lượng được triển khai từ bước trên các địa bàn, đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong việc chấp hành các quy định pháp luật về TMĐTcủa các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng.

Công tác phối hợp giữa lực lượng QLTT với các đơn vị trong Bộ, giữa lực lượng QLTT với các lực lượng chức năng khác trên các địa bàn được duy trì, hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, đặc biệt trong tình hình các đối tượng lợi dụng TMĐT để thực hiện các hành vi vi phạm.

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh tặng Đoàn thanh niên Cẩm nang các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường

Phó Cục trưởng phụ trách Cục thương mại điện tử và kinh tế số Lại Việt Anh tặng Đoàn thanh niên Bộ Công Thương Sách Trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022

Tuy nhiên thực tế triển khai cho thấy, một trong những rào cản lớn nhất của công tác quản lý việc kinh doanh thương mại điện từ là tỷ lệ cá nhân, tổ chức đăng ký, thông báo theo đúng quy định khi tham gia hoạt động thương mại điện tử vẫn còn rất thấp, nhiều vấn đề phát sinh chưa được quản lý tốt. Việc thực hiện xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp gian lận cũng rất khó khăn, các Website thương mại điện tử không cung cấp địa chỉ, cung cấp địa chỉ không đúng, có nhiều địa chỉ là nhà dân, là chung cư…

Công tác kiểm tra, phát hiện website ghi đúng địa chỉ, đúng mặt hàng kinh doanh nhưng chủ cơ sở lại không thừa nhận website đó do mình thiết lập và quản lý (do nhân viên hay ai đó đưa lên, họ không hề biết sự tồn tại của trang web này) nên rất khó khăn trong công tác kiểm tra xử lý. Khi kiểm tra, chủ cơ sở cho dừng, đóng, khóa… trang web ngay tại thời điểm kiểm tra thì công tác chứng minh vi phạm trên website thương mại điện tử đó cũng là rất khó khăn.

Thủ đoạn của các đối tượng này là thường sử dụng một địa chỉ để giao dịch, live stream bán hàng nhưng tập kết, tàng trữ hàng hóa tại nhiều địa điểm khác nhau hoặc kết hợp vừa làm nơi giao dịch vừa làm nơi ở, cất giấu hàng hóa nên khó khăn cho công tác giám sát, kiểm soát, kiểm tra và xử lý vi phạm. Chưa kể, hầu hết các giao dịch theo hình thức này đều không có hóa đơn, chứng từ cụ thể nên công tác phát hiện, quản lý và xử lý càng trở nên khó khăn.

Các đối tượng kinh doanh hàng hóa vi phạm thường có quy mô nhỏ lẻ nên rất khó phát hiện, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm. Hiện nay qua nhiều trường hợp phát hiện các đối tượng thường thuê các căn hộ chung cư vừa làm nhà ở, vừa làm điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa. Các khu vực này thường có an ninh, bảo mật cao gây khó khăn cho công tác tiếp cận, trinh sát. Khi có sự phối hợp của chính quyền địa phương kiểm tra các điểm này thì các đối tượng thường có biểu hiện chống đối hoặc giải thích hàng hóa tập kết với nhu cầu sử dụng, tặng cho, không phải mục đích kinh doanh, không chấp nhận xử lý.

Các website và các trang mạng xã hội dễ dàng được tạo ra và đóng lại trong thời gian nhanh chóng và rất khó kiểm soát. Một số đối tượng lập các website TMĐT, mạng xã hội với nội dung thông tin y hệt các website, địa chỉ của các cơ sở có uy tín khác khiến người tiêu dùng bị nhầm lẫn. Những trang mạng này còn sử dụng trái phép hình ảnh của nghệ sỹ, người nổi tiếng để quảng bá các sản phẩm thực phẩm chức năng, mỹ phẩm... do mình tự sản xuất, gia công rồi sử dụng các mạng xã hội, chào bán qua các website TMĐT nhưng không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước nên chỉ khi lực lượng QLTT xác minh, kiểm tra theo phản ánh của báo chí, truyền thông hoặc của người tiêu dùng, qua các trang mạng xã hội mới bị phát hiện và xử lý.

Nhằm tăng cường hoạt động quản lý, giám sát hàng hóa trên môi trường mạng, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm trực tuyến, bảo vệ các thương nhân, tổ chức kinh doanh lành mạnh và thúc đẩy TMĐT phát triển, trong thời gian tới, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm như: Tăng cường phối hợp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; Xây dựng đội ngũ chuyên trách về TMĐT; Rà soát phân loại, kiểm soát website TMĐT; Nâng cao năng lực thực thi pháp luật về TMĐT, đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật.

Nhân rộng các hoạt động đoàn thanh niên gắn với công tác chuyên môn

Bí thư Đoàn Bộ Công Thương Phạm Khắc Huy cho biết, việc triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên gắn với nhiệm vụ chính trị và chuyên môn của cơ quan, đơn vị là quan điểm chỉ đạo thống nhất của Đảng ủy Bộ, Lãnh đạo Bộ Công Thương và Đoàn Khối các cơ quan Trung ương đối với công tác thanh niên. Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương cũng xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong thời gian qua, cũng như nhiệm kỳ 2022-2027.

Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương Phạm Khắc Huy phát biểu tại Diễn đàn

Sau khi tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Công Thương lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022-2027, Đoàn Bộ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội. Chương trình hành động đã bám sát vào 3 mục tiêu trọng tâm và 10 chỉ tiêu cụ thể, trong đó có tới 4 chỉ tiêu liên quan đến nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của ngành Công Thương.

Đồng thời, Đoàn Bộ cũng xác định các nhóm nhiệm vụ phù hợp với tính chất của phong trào thanh niên, như: tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, bảo vệ người tiêu dùng, thương mại điện tử và kinh tế số, chuyển đổi số, xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thương hiệu và phát triển thị trường trong nước, hội nhập quốc tế về kinh tế…

Bí thư Đoàn Bộ Công Thương Phạm Khắc Huy khẳng định việc triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên gắn với nhiệm vụ chuyên môn là một trong những trọng tâm của Đoàn Bộ nhiệm kỳ này đồng thời xác định trọng tâm, trọng điểm các đồng chí Đoàn viên cần triển khai trong thời gian tới, trước hết, mỗi đoàn viên, thanh niên Bộ Công Thương cần thực hiện tốt công tác chuyên môn tại cơ quan, đơn vị; đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc theo yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, đoàn viên thanh niên cần chủ động nghiên cứu các chính sách, pháp luật và nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành Công Thương; qua đó cần xác định những nhóm nội dung, nhiệm vụ phù hợp với tính chất của hoạt động đoàn; đảm bảo triển khai khả thi, thực chất và hiệu quả.

Thứ ba, sau khi xác định được nội dung, các cơ sở đoàn cần xây dựng kế hoạch và phương án tổ chức thực hiện cụ thể; trên cơ sở đó mạnh dạn báo cáo với cấp ủy và lãnh đạo đơn vị.

Thứ tư, quá trình triển khai hoạt động cần thực hiện một cách nghiêm túc, trách nhiệm; thường xuyên báo cáo và xin ý kiến cấp ủy, lãnh đạo đơn vị.

Thứ năm, sau mỗi hoạt động cần tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và từ đó nhân rộng các mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả để triển khai.

“Tôi tin rằng, nếu các đoàn viên thanh niên thực hiện những hoạt động này một cách nghiêm túc, bài bản và thực chất, hiệu quả, trong quá trình đó thường xuyên xin ý kiến, tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy và lãnh đạo cơ quan, đơn vị, thì các hoạt động của chúng ta sẽ nhận được sự ủng hộ tuyệt đối”, Bí thư Đoàn Bộ Công Thương bày tỏ.

Riêng đối với lĩnh vực thương mại điện tử và chuyển đổi số, Đoàn Bộ cũng xác định đây là một trong 3 trọng tâm của hoạt động đoàn trong thời gian tới. Đoàn Bộ đã và đang kết nối chặt chẽ với Đoàn Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Đoàn Vụ Pháp chế để thường xuyên trao đổi, nghiên cứu và đề xuất tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến lĩnh vực này.

“Diễn đàn ngày hôm nay là hoạt động mở đầu trong nhiệm kỳ mới, Đoàn Bộ tin tưởng rằng với sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng ủy Bộ, Lãnh đạo Bộ và Đoàn Khối các cơ quan Trung ương; sự nhiệt huyết, trách nhiệm của mỗi đoàn viên thanh niên, trong thời gian tới chắc chắn chúng ta sẽ tổ chức được nhiều hơn nữa các hoạt động đoàn và phong trào thanh niên gắn với công tác chuyên môn như Diễn đàn hôm nay”, Bí thư Phạm Khắc Huy chia sẻ.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm khi Diễn đàn được tổ chức thành công, đạt hiệu quả cao

Phát biểu bế mạc, đồng chí Phạm Khắc Huy nhấn mạnh, thông qua Diễn đàn này, các đoàn viên thanh niên sẽ am hiểu hơn về các chính sách, pháp luật và quản lý nhà nước về thương mại điện tử; qua đó sẽ thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ chuyên môn tại cơ quan, đơn vị và đưa ra những quyết định chính xác, hành vi tiêu dùng thông minh trên môi trường điện tử. Đặc biệt, mỗi đoàn viên, thanh niên tham dự Diễn đàn cũng sẽ nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật và nhận thức về ý nghĩa, vai trò của ngày Pháp luật Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III/2024

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024.
Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 700/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 ban hành Danh mục nhiệm vụ triển khai Kế hoạch số 13-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại SCIC đến hết năm 2025

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại SCIC đến hết năm 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 690/QĐ-TTg ngày 17/7/2024 phê duyệt “Kế hoạch sắp xếp lại và Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đến năm 2025".
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5124/VPCP-TH ngày 18/7/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc nghiên cứu thông tin, báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt trên 1 triệu tỷ đồng

Thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt trên 1 triệu tỷ đồng

Thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trong cân đối lũy kế đến ngày 30/6 đạt 1,027 triệu tỷ đồng và bằng 60,4% dự toán năm 2024. So với cùng kỳ năm 2023, thu NSNN đã vượt 150.972 tỷ đồng và tăng 6,3% về tỷ lệ thực hiện.
Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản

Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản số 5029/VPCP-TH ngày 16/7/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.
Chỉ số MXV-Index về mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua

Chỉ số MXV-Index về mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/7, chỉ số MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua khi giảm tiếp 0,88% về 2.216 điểm.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng nhẹ dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á trong năm 2024. Trong khi đó, ADB duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 là 6%, tương đương với mức dự báo mà ngân hàng này đưa ra hồi tháng 4 vừa qua.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận