TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án đầu tư nước ngoài mới

Trong 03 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hà Nội dẫn đầu, tuy nhiên, xét về số dự án, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 38,4%), điều chỉnh vốn (chiếm 17,3%) và GVMCP (chiếm 72,7%).

Theo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/03/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án ĐTNN ước đạt khoảng 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.

TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án đầu tư nước ngoài mới
Các lĩnh vực năng lượng, sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 3 tháng đầu năm.

Tính lũy kế đến ngày 20/03/2024, cả nước có 39.758 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 475,83 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 301,8 tỷ USD, bằng 63,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 17 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu; ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ... Xét về số lượng dự án, công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 37,7%) và điều chỉnh vốn (chiếm 61,7%). Ngành bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số lượt giao dịch GVMCP cao nhất (42,5%).

Đã có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 03 tháng đầu năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu; Hồng Kông (Trung Quốc) đứng thứ hai; tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản… Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 27,8%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 23%) và GVMCP (chiếm 27,8%).

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 03 tháng đầu năm 2024. Hà Nội dẫn đầu; Bắc Ninh đứng thứ hai; tiếp theo lần lượt là Quảng Ninh, Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai… Tuy nhiên, nếu xét về số dự án, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 38,4%), điều chỉnh vốn (chiếm 17,3%) và GVMCP (chiếm 72,7%).

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, tháng 03 năm nay ghi nhận lượng vốn đầu tư điều chỉnh của các dự án hiện hữu cũng như giá trị các giao dịch GVMCP cao hơn trong các tháng 01 và 02 năm 2024, số dự án đầu tư mới cũng nhiều hơn, song quy mô dự án mới nhỏ hơn do không có nhiều dự án lớn.

Đáng chú ý, vốn đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút ĐTNN (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư,…) như Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Phòng. Riêng 10 địa phương này đã chiếm 74,7% số dự án mới và 77,6% số vốn đầu tư của cả nước trong 03 tháng.

Bên cạnh đó, các đối tác đầu tư lớn nhất trong 03 tháng đầu năm đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ châu Á. Riêng 5 nền kinh tế dẫn đầu (Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) đã chiếm tới 72,7% số dự án đầu tư mới và gần 82,9% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

Thêm nữa, nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 3 tháng.

Đặc biệt, xuất khẩu của khu vực ĐTNN 03 tháng đầu năm 2024 tiếp tục tăng so với cùng kỳ. Khu vực ĐTNN xuất siêu trên 12,3 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu trên 11,7 tỷ USD không kể dầu thô, bù đắp phần nhập siêu 5,6 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, là bệ đỡ giúp cả nước xuất siêu khoảng 6,7 tỷ USD trong 03 tháng đầu năm.

Bên cạnh đó, trong 03 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư Việt Nam cũng đã đầu tư ra nước ngoài 22 dự án đầu tư mới và 02 lượt điều chỉnh vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 28,94 triệu USD (bằng 24,2% so với cùng kỳ).

Lũy kế đến 20/02/2024, Việt Nam đã có 1.720 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 22,12 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,5%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,5%). Các thị trường nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,7%); Campuchia (13,2%); Venezuela (8,3%).

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá xăng giảm khoảng 200 đồng/lít

Giá xăng giảm khoảng 200 đồng/lít

Trong lần điều chỉnh giá xăng, dầu lúc 15 giờ ngày 27/2 của Liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá bán xăng E5 RON 92 không cao hơn 20.658 đồng/lít (giảm 197 đồng/lít) và giá bán xăng RON 95-III không cao hơn 21.112 đồng/lít (giảm 219 đồng/lít).
Giá xăng dầu tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành ngày 20/2/2025

Giá xăng dầu tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành ngày 20/2/2025

Theo đó, giá xăng E5RON92 có giá niêm yết mới không cao hơn 20.855 đồng/lít (tăng 257 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 476 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 21.331 đồng/lít (tăng 257 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Giá xăng đồng loạt tăng sau 3 kỳ giảm liên tiếp

Giá xăng đồng loạt tăng sau 3 kỳ giảm liên tiếp

Từ 15h chiều nay (13/2), giá mỗi lít xăng RON 95-III và E5 RON 92 tăng 150 đồng so với giá cơ sở hiện hành.
Biến động của giá hàng hóa thị trường sau chính sách thuế của Mỹ

Biến động của giá hàng hóa thị trường sau chính sách thuế của Mỹ

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/2). Thị trường năng lượng và kim loại thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư. Kết phiên, chỉ số MXV-Index tăng hơn 1% lên mức 2.342 điểm - mức cao nhất trong vòng hơn 8 tháng qua.
Giá dầu lao dốc tuần thứ ba liên tiếp

Giá dầu lao dốc tuần thứ ba liên tiếp

Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, giá dầu thô thế giới rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 12/2024 trong bối cảnh lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Giá xăng tăng, giảm trái chiều

Giá xăng tăng, giảm trái chiều

Giá xăng dầu điều chỉnh nhẹ tại kỳ điều hành theo định kỳ lần thứ hai của năm mới Ất Tỵ, theo đó, giá xăng E5RON92 tăng 51 đồng/lít, không cao hơn 20.442 đồng/lít. Dầu diesel biến động mạnh nhất với mức giảm 192 đồng/lít.
Giá xăng, dầu đồng loạt giảm

Giá xăng, dầu đồng loạt giảm

Trong kỳ điều chỉnh ngày mùng 4 Tết, giá xăng E5 RON 92 giảm 200 đồng/lít còn xăng RON 95 giảm 140 đồng/lít. Đáng chú ý, dầu diesel giảm 950 đồng/lít.
Không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá dịp Tết

Không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá dịp Tết

Hoạt động mua bán đang dần trở về bình thường, nhu cầu tiêu dùng đầu năm không cao, chủ yếu nhu cầu tập trung vào một số mặt hàng thiết yếu như nhóm thực phẩm tươi sống thủy hải sản, rau củ quả tươi, hàng ăn và dịch vụ ăn uống, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, dịch vụ trông giữ xe, dịch vụ vận tải hành khách...
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận