Truyền thông để thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương Hà Nội năm 2023

Ngày 24/5, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương Hà Nội năm 2023.
EU chuẩn bị ban hành luật cấm bán xe chạy bằng xăng, dầu Rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ngành Công Thương Tiếp tục đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu Giảm kịch khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ 11/7

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 tại Quyết định số 1375/QĐ-TTg ngày 8/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 20/4/2023 của UBND Thành phố Hà Nội về công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương Hà Nội đến năm 2025, ngày 24/5/2023, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 150/KH-UBND về việc triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương Hà Nội năm 2023.

Hành động thiết thực để bảo vệ môi trường ngành Công Thương

Kế hoạch nhằm triển khai có hiệu quả, thiết thực các nhiệm vụ của ngành Công Thương trong công tác bảo vệ môi trường năm 2023 theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định số 1375/QD-TTg ngày 8/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020-2025: Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 15/7/2019 của Bộ Công Thương về tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Công Thương. Đồng thời, hướng đến thực hiện hiệu quả các Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2020-2030.

Cùng với đó, Kế hoạch cũng nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ngành Công Thương để ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu, khai thác, sử dụng của con người làm nguồn tài nguyên hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Truyền thông để thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương Hà Nội năm 2023
UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương Hà Nội năm 2023

UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Kế hoạch số 150/KH-UBND còn nhằm mục tiêu đôn đốc các Sở, ban ngành chủ động triển khai các hành động thiết thực hưởng ứng việc bảo vệ môi trường ngành Công Thương trên các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, phát triển hệ thống hạ tầng công nghiệp, kinh doanh thương mại... Khuyến khích các doanh nghiệp ngành Công Thương triển khai nhiệm vụ cụ thể giảm thiểu tác động về môi trường trong hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối.

“Chủ động triển khai các cơ chế, chính sách liên quan nhằm tạo điều kiện, khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực Công Thương tham gia thực hiện đầy đủ các quy định liên quan đến công tác bảo vệ môi trường”, UBND Thành phố yêu cầu.

Tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông

Hiện thực hóa các mục tiêu trên, UBND Thành phố đề nghị các Sở, ban ngành, hiệp hội, doanh nghiệp... đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến công tác bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cùng với đó, phổ biến các chương trình, đề án, chỉ thị, kế hoạch của Chính phủ, của Bộ Công Thương, của Thành phố có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Công Thương trên địa bàn Thành phố thông qua các ấn phẩm truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn về công tác bảo vệ môi trường; Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Công Thương với các tỉnh trên cả nước.

Đồng thời, đề nghị các đơn vị nghiên cứu, tham mưu đề xuất xây dựng các cụm, điểm sản xuất, lưu giữ hóa chất tập trung đảm bảo an toàn trong hoạt động hóa chất và các quy định về bảo vệ môi trường; Tiếp tục xây dựng các cụm công nghiệp để tách việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các làng, các khu dân cư; Xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường ở các khu, cụm công nghiệp và làng nghề theo Kế hoạch số 307/KH-UBND ngày 27/12/2021 của UBND Thành phố Hà Nội về tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát. ngăn ngừa ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2025.

Truyền thông để thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương Hà Nội năm 2023
Rau được gói bằng lá chuối - giải pháp thiết thực để siêu thị và người tiêu dùng cùng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống

Mặt khác, UBND Thành phố chỉ đạo các đơn vị tăng cường ứng dụng, chuyển giao các công nghệ tiên tiến, phù hợp phục vụ công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương; Xây dựng kế hoạch hạn chế việc sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học từ các trung tâm thương mại. siêu thị, chợ... từng bước vận động thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa. góp phần giảm thiểu chất thải nhựa ra môi trường.

Xây dựng Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường theo Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025 nhằm cung cấp công nhà hàn và môi trường thiết bị định m và còn nhẩm nhau và cán vân cầu và bản và Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn ngành Công Thương góp phần cụ thể hóa mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, phục hồi các tài nguyên tái tạo được, giảm tiêu hao năng lượng, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp. Triển khai các giải pháp kỹ thuật. kinh nghiệm quản lý môi trường cho các ngành công nghiệp theo điều kiện và mức độ phát triển của khoa học và công nghệ. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý môi trường giảm nhẹ phát thải nhà kính trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại.

Đáng chú ý, UBND Thành phố cũng đề nghị các đơn vị tham gia đánh giá, nhận diện các tác động môi trường của các dạng năng lượng mới như điện từ rác thải, điện mặt trời; Đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất, nguồn phát thải, rủi ro, sự cố môi trường của một số loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; Rà soát, đánh giá môi trường tổng hợp đối với một số khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao như: Khu công nghiệp, cụm công nghiệp... để xây dựng chính sách quản lý, kiểm soát phù hợp.

“Tăng cường công tác phối hợp trong thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở các làng nghề, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và kiểm soát các nguồn thải chất thải nguy hiểm”, UBND Thành phố đề nghị.

Thực hiện các nhiệm vụ trên, UBND Thành phố giao Sở Công Thương thành phố chủ trì, phối hợp với sở, ngành có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Công Thương trên địa bàn với các nội dung, hình thức phù hợp, thiết thực. Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Công Thương với các tỉnh trên cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người dân, doanh nghiệp phải được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại

Người dân, doanh nghiệp phải được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu yêu cầu các bộ, các ngành, các địa phương tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống" để kết nối, chia sẻ dữ liệu với nhau và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bộ Công Thương đang đánh giá tác động của sàn thương mại điện tử Temu

Bộ Công Thương đang đánh giá tác động của sàn thương mại điện tử Temu

Chiều 23/10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 3. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời câu hỏi liên quan tới việc quản lý các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt gần đây là sự xuất hiện của sàn Temu.
Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP ngày 23/10/2024 quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Malaysia thiệt hại gần 12 tỷ USD do lừa đảo trực tuyến

Malaysia thiệt hại gần 12 tỷ USD do lừa đảo trực tuyến

Theo thống kê của Gogolook - nhà cung cấp các dịch vụ chống gian lận sử dụng công nghệ AI, những vụ lừa đảo xảy ra tại Malaysia trong vòng một năm qua đã để lại thiệt hại lên tới con số 12,8 tỷ USD, tương đương khoảng 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này.
Cảnh báo về chiến dịch tấn công có chủ đích vào các hệ thống quan trọng

Cảnh báo về chiến dịch tấn công có chủ đích vào các hệ thống quan trọng

Trong thời gian gần đây, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ghi nhận các chiến dịch tấn công nhắm vào các tổ chức và doanh nghiệp với mục tiêu chính là tấn công mạng, đánh cắp thông tin và phá hoại hệ thống.
Đề nghị gỡ bỏ thông tin vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử

Đề nghị gỡ bỏ thông tin vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) đã ban hành yêu cầu rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội.
Liên tiếp các vụ rò rỉ dữ liệu qua hệ thống camera giám sát: Nguy cơ hiện hữu

Liên tiếp các vụ rò rỉ dữ liệu qua hệ thống camera giám sát: Nguy cơ hiện hữu

Trong thời đại công nghệ số, camera giám sát đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, từ bảo vệ an ninh cho đến quản lý hoạt động. Tuy nhiên, sự phổ biến của công nghệ này cũng đi kèm với những rủi ro đáng kể về lộ lọt dữ liệu và mất an toàn thông tin, đặt ra thách thức lớn cho cả thế giới và Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ camera và kết nối internet đã mang lại nhiều lợi ích, nhưng đồng thời cũng tạo ra những lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn.
Phát hiện hơn 125 nghìn website giả mạo cơ quan, sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn lừa đảo người dùng

Phát hiện hơn 125 nghìn website giả mạo cơ quan, sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn lừa đảo người dùng

Hàng loạt các website của cơ quan, tổ chức tài chính ngân hàng, các sàn thương mại điện tử và các doanh nghiệp lớn, nhà mạng...bị đối tượng xấu giả mạo để lừa đảo. Trong số 55 trang web giả mạo thương hiệu doanh nghiệp, có đến gần một nửa thuộc lĩnh vực thương mại điện tử...
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận