Ưu tiên bảo vệ quyền lợi của nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương

Cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) là một trong những nội dung mới quan trọng, thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội.
Một số quy định mới tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 Khuyến cáo người tiêu dùng không mua đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe trên mạng Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với tỷ lệ tán thành là 93,72% Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Đáp ứng được quan điểm, mục tiêu, phù hợp với tình hình mới

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã được Quốc hội biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV với 463/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỉ lệ 93,72%).

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) có 07 Chương với 80 Điều. So với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, nhiều nội dung mới đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong Luật lần này nhằm đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Trong đó, cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) là một trong những nội dung mới quan trọng, thu hút nhiều sự quan tâm.

Ưu tiên bảo vệ quyền lợi của nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương
Cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương là một trong những nội dung mới quan trọng, thu hút nhiều sự quan tâm

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) ghi rõ, người tiêu dùng thông thường vốn được xác định đã là bên yếu thế trong mối quan hệ giao dịch tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh như yếu thế về sức mạnh kinh tế, về nhận thức, về thông tin, về khả năng gánh chịu rủi ro...

Trong khi đó, ngoài những khía cạnh yếu thế của người tiêu dùng thông thường, người tiêu dùng mang những yếu tố, hoàn cảnh, đặc tính bất lợi riêng còn phải chịu những bất lợi khác như về khả năng tiếp cận thông tin, về sức khỏe, về tài sản... khi tham gia vào các giao dịch tiêu dùng. Vì vậy, cần phải có những chính sách, quy định riêng ưu tiên, hỗ trợ cho nhóm người tiêu dùng đặc thù này nhằm đạt mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tối đa cho người tiêu dùng.

Xuất phát từ lý do đó, việc lần đầu tiên có một chế định riêng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) so với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã thể hiện rõ nét chính sách nhân văn, nhân ái và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với nhóm người tiêu dùng vốn mang những yếu tố riêng, bất lợi hơn so với người tiêu dùng thông thường trong xã hội.

Theo đó, bên cạnh những quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã có một số quy định dành riêng để bảo vệ quyền lợi cho nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương.

7 nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương

Lần đầu tiên, khái niệm/tiêu chí xác định thế nào là người tiêu dùng dễ bị tổn thương được quy định và luật hóa cụ thể trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Cụ thể, người tiêu dùng dễ bị tổn thương được xác định là người tiêu dùng có khả năng chịu nhiều tác động bất lợi về tiếp cận thông tin, sức khỏe, tài sản, giải quyết tranh chấp tại thời điểm mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Trên cơ sở đó, nhằm tạo thuận lợi và cụ thể hóa việc xác định nhóm đối tượng này, Luật quy định có 07 nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương, bao gồm:

(1) Người cao tuổi theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;

(2) Người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;

(3) Trẻ em theo quy định của pháp luật về trẻ em;

(4) Người dân tộc thiểu số; người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

(5) Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

(6) Người bị bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật;

(7) Thành viên hộ nghèo theo quy định của pháp luật.

Việc cụ thể hóa 7 nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương như trên là kết quả của quá trình nghiên cứu, rà soát nghiêm túc ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Đại biểu quốc hội trong quá trình xây dựng Dự án Luật. Trong đó, quy định: “Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi” đã được sửa thành: “Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi” trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp lần này.

Ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng dễ bị tổn thương

So với người tiêu dùng thông thường, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) quy định nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương được ưu tiên bảo vệ quyền lợi trong một số trường hợp, cụ thể:

Thứ nhất, được bảo đảm các quyền của người tiêu dùng theo quy định của Luật này và các quyền, chính sách ưu tiên theo quy định khác của pháp luật có liên quan;

Thứ hai, được tổ chức, cá nhân kinh doanh ưu tiên tiếp nhận, xử lý và không chuyển yêu cầu của người tiêu dùng cho bên thứ ba giải quyết khi quyền lợi bị xâm phạm, trừ trường hợp bên thứ ba đó có nghĩa vụ liên quan;

Thứ ba, được tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự trong trường hợp chậm, từ chối ưu tiên hoặc từ chối tiếp nhận, xử lý yêu cầu của người tiêu dùng theo quy định;

Ưu tiên bảo vệ quyền lợi của nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương
Người tiêu dùng dễ bị tổn thương có yêu cầu cần bảo vệ thì cần kèm theo chứng cứ, tài liệu chứng minh mình là người tiêu dùng dễ bị tổn thương và về việc quyền lợi của mình bị xâm phạm

Thứ tư, được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội bảo đảm ưu tiên tiếp nhận, xử lý yêu cầu và hướng dẫn cung cấp các chứng cứ, tài liệu về việc quyền lợi của mình bị xâm phạm. (Khoản 2 Điều 8 Luật).

Để có cơ sở nhận diện chính xác người tiêu dùng dễ bị tổn thương, qua đó bảo đảm tính khả thi của việc thực hiện bảo vệ quyền lợi cho nhóm đối tượng này, Luật cũng quy định khi người tiêu dùng dễ bị tổn thương có yêu cầu cần bảo vệ thì cần kèm theo chứng cứ, tài liệu chứng minh mình là người tiêu dùng dễ bị tổn thương và về việc quyền lợi của mình bị xâm phạm.

Trách nhiệm của cộng đồng đối với nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương

Tương ứng với cơ chế ưu tiên bảo vệ quyền lợi đối với người tiêu dùng dễ bị tổn thương, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) cũng quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với riêng nhóm đối tượng này.

Ngoài các trách nhiệm chung theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền của người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong quá trình mua bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật, khi giao dịch với nhóm đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm:

Một là, áp dụng cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp theo quy định của pháp luật phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương;

Hai là, không được từ chối giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương quy định tại điểm c khoản 2 Điều này do khác biệt về tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán;

Ba là, chống kỳ thị, phân biệt đối xử, lợi dụng yếu tố dễ bị tổn thương để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong quá trình thực hiện giao dịch;

Bốn là, xây dựng, ban hành trình tự, thủ tục, phương thức hoặc các biện pháp phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương để bảo đảm quyền khiếu nại, yêu cầu giải quyết tranh chấp và các quyền khác của người tiêu dùng dễ bị tổn thương;

Năm là, xây dựng, cập nhật, công khai cho người tiêu dùng dễ bị tổn thương các nội dung quy định tại khoản này theo hình thức niêm yết tại trụ sở, địa điểm kinh doanh hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) và đào tạo, tập huấn cho người lao động của mình về các nội dung đó. Trách nhiệm quy định tại điểm này không bắt buộc áp dụng đối với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp doanh nghiệp đó thực hiện giao dịch quy định tại Chương III của Luật này.

Ngoài ra, Luật cũng quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong việc bảo đảm ưu tiên tiếp nhận, xử lý yêu cầu của người tiêu dùng dễ bị tổn thương và hướng dẫn người tiêu dùng dễ bị tổn thương cung cấp các chứng cứ, tài liệu về việc quyền lợi của mình bị xâm phạm; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trong quá trình tổ chức thực hiện các trách nhiệm.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão

Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, công tác bảo đảm ATTP,, ngăn ngừa bệnh dịch trước, trong và sau bão, lũ là vô cùng quan trọng, cần phải có kế hoạch chuẩn bị trước khi vào mùa bão lụt bắt đầu.
Anh: Cảnh giác chiêu trò lừa đảo mạo danh người nổi tiếng

Anh: Cảnh giác chiêu trò lừa đảo mạo danh người nổi tiếng

Mới đây, Martin Lewis - nhà báo nổi tiếng tại Anh về lĩnh vực tài chính - đã đưa ra cảnh báo về hình thức sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để kêu gọi, dụ dỗ người dân đầu tư tiền vào nhiều mục đích khác nhau nhằm đánh cắp dữ liệu và chiếm đoạt tài sản.
Cảnh báo về việc giả mạo văn bản của BHXH Việt Nam yêu cầu cập nhật mới ứng dụng VssID 4.0

Cảnh báo về việc giả mạo văn bản của BHXH Việt Nam yêu cầu cập nhật mới ứng dụng VssID 4.0

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nhận thông tin từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương về văn bản giả mạo, có số ký hiệu 2133/BHXH-CSYT ngày 01/7/2024, được gửi đến một trường tiểu học ở tỉnh Bình Dương qua email.
Tạo lập tài khoản Facebook giả mạo để lừa đảo bán đồ điện tử "dỏm"

Tạo lập tài khoản Facebook giả mạo để lừa đảo bán đồ điện tử "dỏm"

Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Anh Dũng (32 tuổi, trú tại phường 10, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Cảnh báo rủi ro an toàn thông tin liên quan đến sản phẩm của CrowdStrike

Cảnh báo rủi ro an toàn thông tin liên quan đến sản phẩm của CrowdStrike

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT-TT) vừa phát hiện rủi ro an toàn thông tin liên quan đến sản phẩm của CrowdStrike.
Một người đàn ông ở Hà Nội bị mất 10 tỷ đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo"

Một người đàn ông ở Hà Nội bị mất 10 tỷ đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo"

Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên. Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến.
Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng

Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng trên địa bàn.
Người phụ nữ ở quận Tây Hồ bị lừa gần 1 tỷ đồng khi làm cộng tác viên online

Người phụ nữ ở quận Tây Hồ bị lừa gần 1 tỷ đồng khi làm cộng tác viên online

Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều cảnh báo về chiêu trò làm cộng tác viên online kiếm tiền trên mạng, nhưng nhiều người vẫn bị lừa.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận