Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Đáp ứng được quan điểm, mục tiêu, phù hợp với tình hình mới

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, để bảo đảm phù hợp với tình hình mới, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã bổ sung, hoàn thiện một số quyền của người tiêu dùng; các điều luật đã đáp ứng được quan điểm, mục tiêu và yêu cầu đặt ra khi sửa đổi Luật.
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) thu hút sự quan tâm, thảo luận của nhiều Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 Hoàn thiện các quy định để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân giải trình trước Quốc hội về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đang được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 5 vào tháng 5 và 6/2023.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2022, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã được Quốc hội xem xét và cho ý kiến với 148 lượt Đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến ở Tổ và 23 lượt Đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến tại Hội trường. Đa số ý kiến Đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo Luật.

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Đáp ứng được quan điểm, mục tiêu, phù hợp với tình hình mới
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đang được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 5 vào tháng 5 và 6/2023

Quá trình xây dựng và lấy ý kiến đóng góp

Ngày 15/2/2023, tại phiên họp thứ 20, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Tiếp đó, Dự thảo Luật đã tiếp tục được cho ý kiến tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách ngày 5/4/2023, gửi xin ý kiến của Chính phủ, các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Tòa án nhân dân tối cao...

Tính đến ngày 17/5/2023, Dự thảo Luật đã nhận được báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của 51/63 Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, ý kiến nhất trí của Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ý kiến góp ý của Tòa án nhân dân tối cao.

Có thể nói, hoạt động xin ý kiến đối với với Dự thảo Luật đã được thực hiện thường xuyên, liên tục, đa dạng cả về chủ thể và cách thức thực hiện.

Tất cả các ý kiến đóng góp đều đã được tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ, nghiêm túc, chặt chẽ, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và sự đồng thuận giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan”, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá.

Đáp ứng được quan điểm, mục tiêu, yêu cầu đặt ra khi sửa đổi Luật

Theo đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật gửi các Đại biểu Quốc hội (tài liệu chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV) vào ngày 26/5/2023, Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của các vị Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 và ý kiến các Đoàn Đại biểu Quốc hội, cơ quan liên quan đã đáp ứng được quan điểm, mục tiêu, yêu cầu đặt ra khi sửa đổi Luật.

Cụ thể, các đại biểu cho rẳng, đây là đạo luật điều chỉnh chung trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; là tiêu chuẩn; cơ sở để tham chiếu trong quá trình xây dựng hay thực thi các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Đáp ứng được quan điểm, mục tiêu, phù hợp với tình hình mới
Dự thảo Luật khẳng định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội và bảo vệ người tiêu dùng chính là góp phần bảo vệ quyền hiến định của mỗi công dân

Dự thảo Luật khẳng định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội và bảo vệ người tiêu dùng chính là góp phần bảo vệ quyền hiến định của mỗi công dân;

Không chỉ vậy, Dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) đã khắc phục những bất cập do vị trí yếu thế của người tiêu dùng trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh khi tiến hành giao dịch; Từng bước trang bị các kiến thức, kỹ năng tiêu dùng để hình thành sự chủ động của người tiêu dùng;

Ngoài ra, Dự thảo Luật sửa đổi còn bảo đảm sự cân bằng trong giao dịch dân sự giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh chân chính; Tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng và các giao dịch xuyên biên giới và Kế thừa, phát triển các quy định hiện hành, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.

Cũng theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, tại phiên thảo luận về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), của Kỳ họp thứ 5, ngày 26/5/2023, Quốc hội đã nhận được tổng thể 22 ý kiến phát biểu của đại biểu tại Hội trường. Các ý kiến cơ bản thống nhất với bố cục Dự thảo Luật và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra.

Đồng thời, đồng tình với việc ban hành Dự án Luật này nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong luật hiện hành; dự thảo lần này đã tiếp thu, bổ sung, điều chỉnh khá đầy đủ các nội dung có liên quan.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến, góp ý cụ thể đã được Đại biểu Quốc hội đưa ra và đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm tra Dự án Luật tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện dự thảo.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Công an tỉnh Gia Lai cảnh báo các lỗ hổng bảo mật máy tính của cơ quan nhà nước

Công an tỉnh Gia Lai cảnh báo các lỗ hổng bảo mật máy tính của cơ quan nhà nước

Công an tỉnh Gia Lai vừa có Thông báo số 3731/CAT-PA05 về cảnh báo lỗ hổng bảo mật trên hệ thống thông tin cài đặt máy chủ Apache HTTP phiên bản cũ của cơ quan Nhà nước.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão

Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, công tác bảo đảm ATTP,, ngăn ngừa bệnh dịch trước, trong và sau bão, lũ là vô cùng quan trọng, cần phải có kế hoạch chuẩn bị trước khi vào mùa bão lụt bắt đầu.
Anh: Cảnh giác chiêu trò lừa đảo mạo danh người nổi tiếng

Anh: Cảnh giác chiêu trò lừa đảo mạo danh người nổi tiếng

Mới đây, Martin Lewis - nhà báo nổi tiếng tại Anh về lĩnh vực tài chính - đã đưa ra cảnh báo về hình thức sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để kêu gọi, dụ dỗ người dân đầu tư tiền vào nhiều mục đích khác nhau nhằm đánh cắp dữ liệu và chiếm đoạt tài sản.
Cảnh báo về việc giả mạo văn bản của BHXH Việt Nam yêu cầu cập nhật mới ứng dụng VssID 4.0

Cảnh báo về việc giả mạo văn bản của BHXH Việt Nam yêu cầu cập nhật mới ứng dụng VssID 4.0

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nhận thông tin từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương về văn bản giả mạo, có số ký hiệu 2133/BHXH-CSYT ngày 01/7/2024, được gửi đến một trường tiểu học ở tỉnh Bình Dương qua email.
Tạo lập tài khoản Facebook giả mạo để lừa đảo bán đồ điện tử "dỏm"

Tạo lập tài khoản Facebook giả mạo để lừa đảo bán đồ điện tử "dỏm"

Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Anh Dũng (32 tuổi, trú tại phường 10, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Cảnh báo rủi ro an toàn thông tin liên quan đến sản phẩm của CrowdStrike

Cảnh báo rủi ro an toàn thông tin liên quan đến sản phẩm của CrowdStrike

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT-TT) vừa phát hiện rủi ro an toàn thông tin liên quan đến sản phẩm của CrowdStrike.
Một người đàn ông ở Hà Nội bị mất 10 tỷ đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo"

Một người đàn ông ở Hà Nội bị mất 10 tỷ đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo"

Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên. Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến.
Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng

Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng trên địa bàn.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận