Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) thu hút sự quan tâm, thảo luận của nhiều Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) thu hút sự quan tâm, thảo luận của nhiều Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.

Sáng 26/5/2023, tiếp tục Chương trình làm việc của kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khoá XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành thảo luận Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân và Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia Lê Triệu Dũng đã tham dự phiên họp và lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của các Đại biểu Quốc hội để tiếp tục cùng các cơ quan có liên quan nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật này trước khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 21/06/2023 (dự kiến).

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Sinh Nhật Tân và Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia - Lê Triệu Dũng trao đổi bên lề cuộc họp

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (sau đây gọi tắt là Dự thảo Luật).

Dự án Luật này đã được xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 và được các Đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua, đồng thời, cũng đã được lấy ý kiến của các Đoàn Đại biểu Quốc hội trên cả nước.

Dự thảo trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 5 này gồm 07 Chương với 79 Điều; theo đó, đã sửa đổi, bổ sung 63 Điều (bao gồm các Điều được bỏ, chuyển nội dung sang Điều khác và bổ sung thêm 02 Điều), giữ nguyên 16 Điều so với dự thảo Chính phủ đã trình Quốc hội vào cuối tháng 9 năm 2022. Bên cạnh đó, so với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 (gồm 06 Chương với 51 Điều), thì Dự thảo Luật đã tăng thêm 01 Chương mới (Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù), giữ nguyên 01 Điều, sửa đổi 50 Điều và bổ sung mới 27 Điều.

Hoàn thiện các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng

Nhiều nội dung mới đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong Dự thảo Luật nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng như các quy định về: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; Khái niệm (người tiêu dùng; giao dịch đặc thù và các loại hình có liên quan; người có ảnh hưởng; sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật; tiêu dùng bền vững, …); Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3; Trách nhiệm chung của tổ chức, cá nhân kinh doanh; Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng; Bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù, giao dịch trên không gian mạng, nền tảng số, bán hàng đa cấp; Thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật; Hợp tác quốc tế; Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh; Các hành vi bị nghiêm cấm; Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội; Trách nhiệm quản lý nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; …

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày tóm tắt Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) - Ảnh: VGP

Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã bảo đảm thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, toàn diện các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia và là thành viên; không làm phát sinh thêm các thủ tục hành chính, gây khó khăn hay tạo gánh nặng kinh phí bất hợp lý cho tổ chức, cá nhân kinh doanh, người tiêu dùng và cơ quan liên quan; đồng thời bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật đã chỉ một số nội dung quan trọng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung như: Đưa đối tượng "tổ chức" vào trong khái niệm người tiêu dùng, bổ sung thuật ngữ "tiêu dùng bền vững", ...; Về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội, dự thảo đã bổ sung quy định khi sử dụng dịch vụ công, người tiêu dùng được bảo vệ theo quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan; Bổ sung nghĩa vụ của người tiêu dùng trong việc cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về các nội dung liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Chịu trách nhiệm về việc cung cấp thông tin này theo quy định của pháp luật. Phân tách rõ ràng, cụ thể hơn các nghĩa vụ của người tiêu dùng trong quá trình tham gia giao dịch tiêu dùng.

Về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội, Dự thảo Luật đã có nhiều quy định để tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (trong đó có Hội Bảo vệ người tiêu dùng), như: đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện khi có yêu cầu, ủy quyền hoặc tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng, … Đồng thời, dự thảo đã quy định cụ thể các hoạt động của Hội khi tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phân loại rõ các loại hình để có căn cứ thực hiện việc Nhà nước giao nhiệm vụ, hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

Về giải quyết tranh chấp tại tòa án, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn phương án chỉnh sửa theo hướng vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định trong pháp luật về tố tụng dân sự khi đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự, hoặc khi có đủ một số điều kiện cụ thể quy định trong Dự thảo Luật.

Ngoài ra, Dự thảo Luật đã rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện các quy định nhằm đảm bảo cân bằng quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong mối quan hệ với người tiêu dùng.

Quang cảnh phiên họp Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Nghiêm túc tiếp thu, giải trình các ý kiến của Đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Dự thảo Luật đạt chất lượng cao trình Quốc hội Khóa XV xem xét, thông qua

Tại phần thảo luận trực tiếp về Dự thảo Luật, Quốc hội đã nhận được tổng thể 22 ý kiến phát biểu của Đại biểu tại Hội trường. Các ý kiến cơ bản thống nhất với bố cục Dự thảo Luật và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra; bày tỏ đồng tình với việc ban hành Dự án Luật này nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong luật hiện hành; dự thảo lần này đã tiếp thu, bổ sung, điều chỉnh khá đầy đủ các nội dung có liên quan. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến, góp ý cụ thể đã được Đại biểu Quốc hội đưa ra và đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm tra Dự án Luật tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện dự thảo.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, tại phiên thảo luận, đã có 22 lượt ý kiến phát biểu. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy đã có phát biểu giải trình, làm rõ các vấn đề mà Đại biểu Quốc hội quan tâm, góp ý kiến. Các Đại biểu Quốc hội đánh giá cao báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các ý kiến đóng góp đều tâm huyết, xác đáng, vừa bao quát nhưng rất cụ thể về các nội dung lớn của Dự thảo Luật, từ quy định chung đến các quy định chi tiết, như: phạm vi điều chỉnh, khái niệm người tiêu dùng, áp dụng pháp luật, tính thống nhất với các luật khác, các hành vi bị cấm, hoạt động bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng của các tổ chức xã hội, … Các ý kiến phát biểu của các Đại biểu Quốc hội đã được ghi lại đầy đủ. Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ phối hợp với cơ quan soạn thảo tổng hợp, tiếp thu nghiêm túc, giải trình đầy đủ, kỹ lưỡng để đảm bảo hoàn thiện Dự thảo Luật đạt chất lượng cao trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 5.

Theo chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tại phiên họp ngày 21 tháng 6 năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh báo người dân về thủ đoạn mạo danh nhân viên thuế, kê khai thuế điện tử

Cảnh báo người dân về thủ đoạn mạo danh nhân viên thuế, kê khai thuế điện tử

Công an thành phố Hà Nội vừa cảnh báo thủ đoạn giả mạo nhân viên cơ quan thuế yêu cầu người dân cài phần mềm giả mạo để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân mất cảnh giác nên đã "sập bẫy" thủ đoạn này.
Lợi dụng mùa lễ hội để thực hiện chiêu trò lừa đảo mạo danh nhằm chiếm đoạt tài sản

Lợi dụng mùa lễ hội để thực hiện chiêu trò lừa đảo mạo danh nhằm chiếm đoạt tài sản

Lợi dụng hàng loạt các sự kiện và hoạt động diễn ra trong thời điểm cuối năm, một số trang Fanpage facebook giả mạo Cuộc thi đã được lập ra nhằm chiếm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người dân đăng ký tham gia.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo giả mạo đội ngũ an ninh Meta

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo giả mạo đội ngũ an ninh Meta

Mới đây, công ty sản xuất phần mềm diệt virus Trend Micro (Hoa Kỳ) đã đưa ra cảnh báo về hình thức lừa đảo mới, được các đối tượng xấu sử dụng nhằm đánh cắp tài khoản Facebook của người dùng.
Cẩn trọng khi mua sắm trực tuyến đợt giảm giá Black Friday

Cẩn trọng khi mua sắm trực tuyến đợt giảm giá Black Friday

Ngày 12/11, lực lượng chức năng Nhật Bản đã tiến hành bắt giữ 1 người đàn ông Trung Quốc với cáo buộc lừa đảo một phụ nữ 71 tuổi với số tiền lên tới 809 triệu yên (~134 tỷ VNĐ). Đây là vụ lừa đảo đầu tư trên mạng xã hội có số tiền lớn nhất từ trước đến nay ở Nhật Bản.
Bị lừa gần 2 tỷ đồng khi đăng ký tuyển dụng online vào ngân hàng

Bị lừa gần 2 tỷ đồng khi đăng ký tuyển dụng online vào ngân hàng

Công an quận Long Biên, Hà Nội đang xác minh, điều tra vụ giả danh ngân hàng tuyển dụng nhân sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Cảnh báo lừa đảo qua ví điện tử

Cảnh báo lừa đảo qua ví điện tử

Gần đây, các thủ đoạn lừa đảo tài chính trực tuyến đang gia tăng, đặc biệt là hình thức giả mạo các tổ chức tài chính để mời gọi người dân vay tiền với lãi suất thấp và thủ tục nhanh chóng. Các đối tượng lừa đảo thường gửi tin nhắn mời chào, giới thiệu các chương trình vay ưu đãi với nhiều cam kết hấp dẫn.
Cảnh báo thủ đoạn mới giả mạo ứng dụng CSKH EVNSPC để lừa đảo

Cảnh báo thủ đoạn mới giả mạo ứng dụng CSKH EVNSPC để lừa đảo

Hiện nay, trên mạng internet đã xuất hiện thủ đoạn mới, tinh vi hơn giả mạo nền tảng tải app của Google Play nhằm lừa khách hàng tải ứng dụng mạo danh app CSKH EVNSPC để lừa đảo khách hàng sử điện tại khu vực miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Cảnh giác trước chiêu trò bán thuốc online, dẫn dụ mua bảo hiểm nhằm chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác trước chiêu trò bán thuốc online, dẫn dụ mua bảo hiểm nhằm chiếm đoạt tài sản

Tin lời hai đối tượng tư vấn bán thuốc khi hứa hẹn giúp mua bảo hiểm để được nhận tiền hàng tháng, một người phụ nữ ở tỉnh Thái Bình đã bị lừa hơn 200 triệu đồng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận