Khuyến cáo người tiêu dùng không mua đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe trên mạng

Hiện nay, trên các website, ứng dụng thương mại điện tử và các mạng xã hội, sản phẩm đồ chơi trẻ em khá phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại và giá thành.
Sầu riêng và nhiều hoa quả cùng vào vụ, đổ về cửa khẩu, Lạng Sơn ra khuyến cáo Khuyến cáo doanh nghiệp cẩn trọng với các trang web giả mạo Bộ Công Thương khuyến cáo người tiêu sử dụng kẹo thạch sữa trái cây Khuyến cáo doanh nghiệp chủ động điều tiết lượng hàng lên biên giới

Ngoài những sản phẩm quen thuộc trên thị trường: như trống phát nhạc, bộ đèn cánh bướm, ô tô điều khiểu từ xa, búp bê, các mặt lạ nhựa, cá heo phát sáng... các website, ứng dụng hoặc mạng xã hội có đăng bán các các sản phẩm đồ chơi nguy hiểm, thuộc danh mục đồ chơi bạo lực, đồ chơi vi phạm thuần phong mỹ tục, v.v.... có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội và ảnh hưởng xấu đến người sử dụng, đặc biệt là trẻ em. Các sản phẩm này bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay đ

Đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội bị cấm

Theo Mục X Quyết định 88/2000/QĐ-BTM, Một số loại đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội bị cấm. Cụ thể:

1- Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng:

- Súng nén bằng hơi hoặc bằng lò-xo bắn đạn nhựa hoặc các loại đạn khác.

- Súng bắn nước, hơi nước; súng bắn phát quang hoặc bắn gây tiếng nổ.

2- Các loại đồ chơi có hình dáng giống các loại vũ khí khác:

- Giống lựu đạn, bom, mìn, bộc phá.

- Giống kiếm, mác, lê, dao găm, cung nỏ (làm bằng các loại vật liệu kể cả gỗ, tre, giấy nén...).

3- Các loại pháo: pháo nổ, pháo hoa, pháo đập, đạn đập làm bằng thuốc pháo hoặc bằng các loạt vật liệu khác có thể gây cháy, bỏng.

4- Các loại đồ chơi ảo.

5- Các loại đồ chơi dưới dạng văn hoá phẩm (ấn phẩm, băng, đĩa), các loại đồ chơi điện tử có hình ảnh, âm thanh, hành động mô tả cảnh đánh nhau, giết người dã man hoặc những hành động xúc phạm nhân phẩm, phá hoại môi trường có hại về thẩm mỹ và giáo dục trẻ em.

6- Các phần mềm vi tính trò chơi điện tử có nội dung kích động bạo lực, mại dâm.

7- Các loại đồ chơi dùng điện có điều khiển từ xa có thể gây nhiễu cho các đồ dùng trang thiết bị khác hoặc không bảo đảm an toàn cho trẻ em.

8- Các loại đồ chơi có sử dụng quốc kỳ, bản đồ Việt Nam, ảnh lãnh tụ không đúng với quy định, có mục đích xấu.

Khuyến cáo người tiêu dùng không mua đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe trên mạng
(ảnh minh họa)

Xử lý nghiêm đối với hành vi buôn bán các sản phẩm đồ chơi nguy hiểm, sản phẩm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em, buôn bán hàng cấm

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về cung cấp các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thông tin, truyền thông có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất là 50.000.000 đồng.

- Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất là 80.000.000 đồng và có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác.

- Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP còn quy định, người có hành vi buôn bán hàng cấm còn có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đến 100.000.000 đồng tùy theo giá trị của hàng cấm đó, trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân theo điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP. Người có hành vi vi phạm còn phải chịu hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Khuyến cáo người tiêu dùng không mua đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe trên mạng

Nếu phát hiện website nào bày bán các sản phẩm nêu trên, đề nghị gửi phản ánh theo địa chỉ

  • Phòng Quản lý hoạt động TMĐT - Cục TMĐT và KTS
  • 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại: 024-22205512
  • Email: qltmdt@moit.gov.vn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão

Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, công tác bảo đảm ATTP,, ngăn ngừa bệnh dịch trước, trong và sau bão, lũ là vô cùng quan trọng, cần phải có kế hoạch chuẩn bị trước khi vào mùa bão lụt bắt đầu.
Anh: Cảnh giác chiêu trò lừa đảo mạo danh người nổi tiếng

Anh: Cảnh giác chiêu trò lừa đảo mạo danh người nổi tiếng

Mới đây, Martin Lewis - nhà báo nổi tiếng tại Anh về lĩnh vực tài chính - đã đưa ra cảnh báo về hình thức sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để kêu gọi, dụ dỗ người dân đầu tư tiền vào nhiều mục đích khác nhau nhằm đánh cắp dữ liệu và chiếm đoạt tài sản.
Cảnh báo về việc giả mạo văn bản của BHXH Việt Nam yêu cầu cập nhật mới ứng dụng VssID 4.0

Cảnh báo về việc giả mạo văn bản của BHXH Việt Nam yêu cầu cập nhật mới ứng dụng VssID 4.0

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nhận thông tin từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương về văn bản giả mạo, có số ký hiệu 2133/BHXH-CSYT ngày 01/7/2024, được gửi đến một trường tiểu học ở tỉnh Bình Dương qua email.
Tạo lập tài khoản Facebook giả mạo để lừa đảo bán đồ điện tử "dỏm"

Tạo lập tài khoản Facebook giả mạo để lừa đảo bán đồ điện tử "dỏm"

Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Anh Dũng (32 tuổi, trú tại phường 10, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Cảnh báo rủi ro an toàn thông tin liên quan đến sản phẩm của CrowdStrike

Cảnh báo rủi ro an toàn thông tin liên quan đến sản phẩm của CrowdStrike

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT-TT) vừa phát hiện rủi ro an toàn thông tin liên quan đến sản phẩm của CrowdStrike.
Một người đàn ông ở Hà Nội bị mất 10 tỷ đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo"

Một người đàn ông ở Hà Nội bị mất 10 tỷ đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo"

Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên. Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến.
Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng

Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng trên địa bàn.
Người phụ nữ ở quận Tây Hồ bị lừa gần 1 tỷ đồng khi làm cộng tác viên online

Người phụ nữ ở quận Tây Hồ bị lừa gần 1 tỷ đồng khi làm cộng tác viên online

Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều cảnh báo về chiêu trò làm cộng tác viên online kiếm tiền trên mạng, nhưng nhiều người vẫn bị lừa.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận