Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Sáng ngày 07/11, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA) tổ chức Hội thảo trực trạng và giải pháp nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024.

Tham dự Hội thảo, về phía lực lượng chức năng tại Việt Nam có Tổng cục QLTT, Tổng cục Hải Quan, Cục Sở hữu trí tuệ và đại diện 13 Cục QLTT các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Về phía đại diện Hàn Quốc có Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM, Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA) và 10 Doanh nghiệp đại diện cho các thương hiệu lớn đến từ Hàn Quốc.

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phát biểu mở đầu Hội thảo, bày tỏ sự ấn tượng với Việt Nam, bởi có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lịch sử với Hàn Quốc, ông Jeong In - Sik, Cục trưởng Cục Bảo vệ SHTT và Hợp tác quốc tế Hàn Quốc cho rằng, các điểm tương đồng này góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động hợp tác kinh tế và giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia. Điều đó thể hiện ở việc, Việt Nam là đối tác quan trọng và lớn thứ 3 của Hàn Quốc.

Theo nhận định của ông Jeong In - Sik, Việt Nam là đất nước trẻ, năng động với tốc độ tăng trưởng nhanh. Do ảnh hưởng từ việc mở cửa giao lưu cũng như tốc độ phát triển nhanh chóng từ các giao dịch trực tuyến, trên thị trường Việt Nam hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm hàng giả thương hiệu của Hàn Quốc.

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Ông Jeong In - Sik, Cục trưởng Cục Bảo vệ SHTT và Hợp tác quốc tế Hàn Quốc

Theo ông Jeong In – Sik , việc sử dụng hàng gỉa không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của doanh nghiệp mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như sự an toàn của người tiêu dùng Việt Nam do sử dụng những sản phẩm chưa được kiểm chứng.

“Đây không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà còn là vấn đề của cả chuỗi cung ứng toàn cầu” Jeong In – Sik nhấn mạnh.

Dẫn chứng về vấn đề này, ông Jeong In - Sik cho biết, theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, tính đến năm 2021, số lượng bán hàng giả, vi phạm nhãn hiệu của các công ty Hàn Quốc lên tới 9,7 tỷ đô, chiếm 1,5% giá trị xuất khẩu. Theo ông Jeong In – Sik, để giải quyết triệt để vấn đề này cần có sự hợp tác giữa các quốc gia. Chính vì vậy, sự kiện được tổ chức nhằm ngăn chặn thiệt hại lan rộng cho các doanh nghiệp Hàn Quốc do hàng giả gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe, sự an toàn cho người tiêu dùng Việt Nam.

Chung quan điểm với Cục trưởng Cục Bảo vệ SHTT và Hợp tác quốc tế Hàn Quốc, Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh khẳng định, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, điều đó được thể hiện, chưa bao giờ các sản phẩm của Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam nhiều và được ưa chuộng như hiện nay.

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đánh giá cao sáng kiến của cơ quan chức năng của Hàn Quốc trong việc phối hợp tổ chức hội nghị nhằm giúp các lực lượng chức năng trang bị kiến thức trong việc phân biệt hàng thật hàng giả

Đây là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên, theo Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đi liền với đó là những gian lận thương mại, đặc biệt là việc xâm phạm nguồn gốc xuất xứ, giả mạo thương hiệu của Hàn Quốc diễn ra càng ngày càng nhiều.

Trong những năm qua, Tổng cục QLTT đã phối hợp với các lực lượng chức năng khác tại Việt Nam tiến hành kiểm tra, xử phạt nhiều đối tượng kinh doanh sản phẩm giả mạo của Hàn Quốc. Chính vì vậy, Tổng cục QLTT đánh giá cao sáng kiến của cơ quan chức năng của Hàn Quốc trong việc phối hợp với các lực lượng chức năng của Việt Nam như Tổng cục QLTT để tổ chức hội nghị nhằm giúp các lực lượng thực thi pháp luật trang bị kiến thức trong việc sớm nhận diện hàng thật hàng giả khi các đối tượng trà trộn đưa vào lưu thông trên thị trường.

“Việc phòng ngừa, phát hiện sớm những vi phạm, giả mạo xuất xứ từ Hàn Quốc thông qua các hội nghị, hội thảo là rất cần thiết đối với các lực lượng chức năng, nhất là trong bối cảnh việc mua sắm online trở nên phổ biến, bởi bên cạnh mặt tích cực, đây cũng là những nguy cơ để hàng hóa nói chung cũng như các loại sản phẩm giả mạo xuất xứ Hàn Quốc dễ dàng phân phối tại thị trường Việt Nam” Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh chia sẻ.

Trong thời gian tới, Tổng cục QLTT cam kết cùng với các lực lượng chức năng của Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp Hàn Quốc để phát hiện, phòng ngừa sớm, xử lý các vụ việc gian lận hàng hóa của Hàn Quốc.

Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, giữ được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư của Hàn Quốc, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như các Cơ quan Chính phủ Hàn Quốc thường xuyên giữ mối liên lạc, đồng thời cập nhật kịp thời về các sản phẩm của Hàn Quốc để các lực lượng chức năng tại Việt Nam có điều kiện thuận lợi phát hiện sớm các hành vi vi phạm.

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Một số sản phẩm được trưng bày, giới thiệu cũng như hướng dẫn phân biệt thật - giả tại Hội thảo

Tại Hội nghị, đại diện 10 doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc như: Everpia, SamSung, aT, Amore, Cuckoo, CJ, Dorco, Lines, Huyndai, Iconix đã trực tiếp chia sẻ với đại diện các lực lượng chức năng về tình hình vi phạm nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại các thị trường, trong đó có Việt Nam; qua đó đưa ra các dấu hiệu cũng như cách thức nhận diện, phân biệt hàng thật - hàng giả của mỗi thương hiệu, nhằm giúp lực lượng chức năng phát hiện sớm các hành vi vi phạm trên thị trường.

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trước đó, sáng ngày 06/11, tại trụ sở Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cơ quan bảo vệ SHTT Hàn Quốc (KOIPA) do ông Jeong In – Sik làm Trưởng đoàn. Nội dung chính buổi trao đổi về trực trạng vi phạm các sản phẩm, hàng hóa giả mạo nguồn gốc xuất xứ các nhãn hiệu của Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam cũng như đề xuất các giải pháp triển khai trong thời gian tới.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất Dominica

Thủ tướng tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất Dominica

Chiều ngày 20/11 (theo giờ địa phương), tiếp chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Miguel Mejia, Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực Cộng hòa Dominica.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11.
Quốc hội họp đợt 2 Kỳ họp thứ 8, làm công tác nhân sự, thông qua 18 luật

Quốc hội họp đợt 2 Kỳ họp thứ 8, làm công tác nhân sự, thông qua 18 luật

Sau 1 tuần nghỉ giữa kỳ họp, sáng 20/11, Quốc hội bước vào đợt 2 Kỳ họp thứ 8 với nội dung trọng tâm làm công tác nhân sự và biểu quyết thông qua 18 dự án luật.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Rạng sáng 16/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 39, xem xét nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là cho ý kiến tiếp thu, giải trình các dự án Luật sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tồn đọng kéo dài

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tồn đọng kéo dài

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 ngày 9/11, Thủ tướng nhấn mạnh nếu gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.
Gần 50 ngân hàng, tổ chức tài chính tham gia diễn tập phòng thủ không gian mạng

Gần 50 ngân hàng, tổ chức tài chính tham gia diễn tập phòng thủ không gian mạng

Sáng ngày 29/10, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Công nghệ thông tin - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn IEC đã phối hợp tổ chức Diễn tập tấn công phòng thủ không gian mạng - DF Cyber Defense 2024 nhằm tăng cường công tác phối hợp, nâng cao kỹ năng, giảm thiểu thời gian xử lý và ứng phó với các công nghệ tấn công mới, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách an toàn thông tin trong các ngân hàng và tổ chức tài chính.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận