Xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Bộ Khoa học và Công nghệ đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa với quan điểm bảo đảm sự phù hợp với các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia; bảo đảm có đầy đủ các quy định cần thiết, rõ ràng và chặt chẽ về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, ngày 21/11/2007, Quốc hội Khóa XII kỳ họp thứ 2 đã thông qua Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (CLSPHH) số 05/2007/QH12, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008.

Qua hơn 14 năm triển khai pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hệ thống pháp luật đã xuất hiện nhiều bất cập và vướng mắc trong thực tiễn cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu thay đổi và hội nhập quốc tế trong thời kỳ hội nhập, thời kỳ tự do hóa thương mại và sự thực thi của các Hiệp định thương mại tự do.

Xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Việc triển khai các nguyên tắc quản lý chất lượng theo quy định của Luật CLSPHH, các thông lệ quốc tế còn chưa được triển khai triệt để. Một số bộ, ngành chưa tách biệt hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa với hoạt động đánh giá sự phù hợp. Việc phân công trách nhiệm quản lý giữa các bộ, ngành chưa được phân định rõ ràng đối với một số sản phẩm, hàng hóa phát sinh trong thực tế.

Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra chuyên ngành của các Bộ quản lý chuyên ngành còn thể hiện nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia (GTCLQG) mặc dù là hoạt động giải thưởng duy nhất được quy định ở cấp Nghị định, tuy nhiên chưa thực sự lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng doanh nghiệp, chưa phát huy được giá trị của giải thưởng.

Hoạt động mã số, mã vạch (MSMV) chưa phát huy được tối ưu giá trị, chưa đẩy mạnh được việc khai thác dữ liệu MSMV, ứng dụng các công cụ, giải pháp triển khai MSMV cho doanh nghiệp.

Việt Nam đã và đang tham gia hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế. Việc tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trở thành nhu cầu tất yếu trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Điều này đòi hỏi việc đặt sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam là trọng tâm phát triển kinh tế, đẩy mạnh việc cải thiện môi trường kinh doanh với vai trò kiến tạo của Chính phủ.

Ngược lại, việc xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, bền vững cũng được thể hiện thông qua sự cân bằng lợi ích giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất trong nước. Quyền lợi của người tiêu dùng ngày càng được đảm bảo và bảo vệ. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng đầy đủ các nhu cầu khác nhau của nhân dân. Sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn được kiểm soát, hạn chế tối đa rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

Do vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa để phù hợp với hoạt động thực tiễn cũng như đáp ứng nhu cầu hội nhập vẫn là công việc được liên tục tiến hành.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế với các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hệ thống các văn bản pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa mà trọng tâm là Luật CLSPHH cũng cần được đánh giá một cách toàn diện để không chỉ đáp ứng các nghĩa vụ trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia mà còn phù hợp với lộ trình hội nhập của Việt Nam trong thời gian tới. Một số nội dung của Luật CLSPHH cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng thực tiễn khách quan, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm thi hành các cam kết trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết.

7 chính sách của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Mục đích xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhằm thi hành các cam kết về loại bỏ rào cản kỹ thuật đối với thương mại trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và đang đàm phán, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định ASEAN…

Đồng thời, cũng sẽ rà soát, sửa đổi những điều khoản, quy định có vướng mắc lớn, chưa phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội trong thực tiễn hơn 14 năm thi hành Luật, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Để đạt được các mục tiêu trên, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tập trung vào 7 nhóm chính sách lớn.

Chính sách 1: Sửa đổi quy định về xác định sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) và hoạt động kiểm tra chuyên ngành.

Chính sách 2: Bổ sung nội dung về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên ứng dụng mã số, mã vạch.

Chính sách 3: Sửa đổi, bổ sung nội dung về hoạt động đánh giá sự phù hợp.

Chính sách 4: Sửa đổi, bổ sung nội dung về kiểm soát viên chất lượng.

Chính sách 5: Thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP, EVFTA, RCEP.

Chính sách 6: Bổ sung nội dung quy định về Hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI).

Chính sách 7: Sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan khác tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và thông lệ quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào

Hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào

Vừa qua, trên mạng xuất hiện nhiều người bị chiếm quyền điều khiển tài khoản Telegram, sau đó bị lừa chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Vậy, hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào? Bộ Công an có khuyến cáo gì để người dân nhận biết và tránh trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo trên?
Đề xuất chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ công tác

Đề xuất chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ công tác

Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội nghỉ công tác.
Một số quy định mới liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2024

Một số quy định mới liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2024

Chính phủ ban hành Nghị định số 128/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản

Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản

Bộ Thông tin và Truyền thông đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản nhằm xây dựng những chính sách và cơ chế phù hợp để xuất bản hoạt động có hiệu quả trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.
Sửa quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

Sửa quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 148/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu

Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 59/2024/TT-BCA ngày 07/11/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 74/2020/TT-BCA ngày 1/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025.
Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

Nghị định số 147/2024/NĐ-CP quy định tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận