Xuất khẩu rau quả kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương dự báo, xuất khẩu hàng rau quả trong nửa cuối năm 2023 sẽ tăng trưởng khả quan, đặc biệt là vào mùa lễ hội khi nhu cầu tăng mạnh tại các thị trường xuất khẩu chính.
Xuất khẩu hàng rau quả ghi nhận tốc độ tăng trưởng khả quan Danh sách các doanh nghiệp Đài Loan nhập khẩu nông sản, thực phẩm, rau quả và hàng tiêu dùng Việt Nam Kịp thời xử lý nhiều cá nhân, cơ sở kinh doanh rau, củ, quả không rõ nguồn gốc Dư địa xuất khẩu rau quả sang thị trường EU còn rất lớn

Bản tin thị trường Nông-Lâm-Thủy sản số ra ngày 11/7 của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, trong nửa đầu năm, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tăng trưởng khả quan và có thêm nhiều tín hiệu xuất khẩu tích cực trong nửa cuối năm.

Cụ thể, dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, Cục Xuất nhập khẩu cho biết, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 6/2023 đạt 662,1 triệu USD, tăng 0,9% so với tháng 5/2023 và tăng 158,2% so với tháng 6/2022.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu hàng rau quả đạt 2,7 tỷ USD, tăng 60,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu rau quả kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm
Xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam được kỳ vọng phục hồi tích cực trong nửa cuối năm

Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu rau quả tháng thứ 2 liên tiếp ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh, nhờ nhu cầu từ Trung Quốc tăng thu mua. Đặc biệt, các Nghị định thư đã ký với nước này trong năm 2022 đã giúp hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam có nhiều thuận lợi.

Năm 2023, mặc dù Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ hàng rào kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng với chất lượng ngày càng cao, giá cạnh tranh nên hàng rau quả của Việt Nam được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Vì vậy, trị giá xuất khẩu hàng rau quả trong nửa đầu năm 2023 tới thị trường Trung Quốc đạt 1,76 tỷ USD, tăng 121,9% so với cùng kỳ năm 2022. Tốc độ tăng trưởng mạnh sang thị trường Trung Quốc góp phần thúc đẩy trị giá xuất khẩu của mặt hàng rau quả tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm 2023, bởi trị giá xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 65,8% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả.

Ngoài thị trường Trung Quốc, hàng rau quả xuất khẩu tới thị trường Hàn Quốc, Hà Lan, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao trong nửa đầu năm 2023. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, dự báo xuất khẩu hàng rau quả trong nửa cuối năm 2023 sẽ tăng trưởng khả quan, đặc biệt là vào mùa lễ hội khi nhu cầu tăng mạnh tại các thị trường.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong các thị trường nhập khẩu hàng rau quả của Việt Nam, Canada được đánh giá là một trong nhiều thị trường tiềm năng. Bởi, theo số liệu thống kê Cơ quan thống kê Canada, nhập khẩu chủng loại quả và quả hạch (mã HS 08 trừ đi mã 080131 và 080132) của nước này trong tháng 4/2023 đạt 445,7 triệu USD, giảm 8,5% so với tháng 4/2022. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu chủng loại quả và quả hạch của Canada đạt 1,8 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022.

Hoa Kỳ và Mexico là 2 thị trường cung cấp chính chủng loại quả và quả hạch cho Canada trong 4 tháng đầu năm 2023, trị giá nhập khẩu từ 2 thị trường này chiếm 50,6% tổng trị giá nhập khẩu. Trong đó, nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 478,5 triệu USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm 2022; tiếp theo là Mexico đạt 427,7 triệu USD, giảm 2,3%.

Ngoài ra, trong 4 tháng đầu năm 2023 Canada còn nhập khẩu quả và quả hạch từ một số thị trường khác như: Peru, Chile, Guatemala, Maroc... Trong khi đó, Việt Nam là thị trường cung cấp quả và quả hạch lớn thứ 12 cho Canada, trị giá nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh, đạt 8,2 triệu USD, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada tại Đông Nam Á, do vậy, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, dư địa cho chủng loại quả và quả hạch của Việt Nam xuất khẩu tới Canada còn rất lớn khi thị phần mới chỉ chiếm 0,5% tổng trị giá nhập khẩu quả và quả hạch của nước này.

“Hiện nay, Chính phủ Canada tiếp tục theo đuổi chiến lược đa dạng hóa thị trường và coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Châu Á, đây sẽ là cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu quả và quả hạch tiếp cận thị trường này”, Cục Xuất nhập khẩu thông.

Tuy nhiên, theo Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu sang thị trường Canada các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các thị trường cung cấp như Hoa Kỳ và các nước Nam Mỹ do vị trí gần hơn và chi phí vận chuyển thấp. Hơn nữa, nhiều nước Nam Mỹ bắt đầu đầu tư mạnh vào việc phát triển các cây ăn quả nhiệt đới tương tự của Việt Nam: mít, xoài, vải, chôm chôm, na, thanh long, măng cụt và đẩy mạnh xuất khẩu vào Canada trong những tháng gần đây...

Do vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, các doanh nghiệp xuất khẩu hoa quả của Việt Nam cũng cần tập trung vào công tác truyền thông, xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu rộng rãi những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam đến gần hơn với người dân ở quốc gia Bắc Mỹ này.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Tính chung 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Chiều 11/11, tiếp tục Chương trình Quốc hội Kỳ họp thứ 8, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến thuốc lá điện tử, quản lý ngành dược và mỹ phẩm.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Xác định tính quan trọng, cấp thiết của các dự án, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, EVN và EVNNPT quyết liệt triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Chiều ngày 30/10/2024, bên lề Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII-8), trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam và Ả-rập Xê-út, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út Faisal F. Alibrahim ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 sẽ lần đầu tiên vượt mức 8 tỷ USD, đạt khoảng 8,5 tỷ USD, trong đó xuất siêu trên 3 tỷ USD.
Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Ngày 28 tháng 10 năm 2024, tại Dubai, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cùng Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu (NK) thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch NK khoảng 839,1 triệu SGD, giảm 4,51% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận