Xuất khẩu sang các thị trường chính trong khu vực Á-Phi tăng trưởng mạnh

Nửa đầu năm, khu vực châu Á, châu Phi chiếm 67% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Đáng chú ý là xuất khẩu sang các thị trường chính trong khu vực này đều tăng trưởng mạnh.
Kết nối xây dựng chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm giữa Việt Nam - EU Sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc Vải thiều tươi lần đầu tiên được xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu tại Móng Cái Quy định hạn ngạch thuế quan đối với hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico năm 2022 EVFTA “trợ lực” thúc đẩy xuất khẩu tôm sang EU tăng cao

Đây là thông tin được bà Lê Hoàng Oanh - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương) đưa ra trong Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 của ngành Công Thương tổ chức ngày 14/7.

Theo Vụ trưởng Lê Hoàng Oanh, trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình thế giới và khu vực có những yếu tố sáng tối đan xen, nhiều khó khăn nhưng cũng không ít thuận lợi. Thuận lợi là dịch Covid-19 được kiểm soát ở phần lớn các nước, kinh tế và nhu cầu tiêu dùng bước đầu phục hồi. Tuy nhiên, một loạt vấn đề xảy ra như xung đột Nga - Ucraina, dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, lạm phát gia tăng...

Trong bối cảnh đó, đáng mừng là Việt Nam vẫn đạt được thành tích tốt về phát triển thị trường. Kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước 6 tháng đầu năm đạt 371,4 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu đạt 186 tỷ USD, tăng 17,3%. Xuất siêu hơn 712 triệu USD.

“Riêng khu vực Á-Phi chiếm 67% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Đáng chú ý là xuất khẩu của ta sang các thị trường chính đều tăng trưởng mạnh (Hàn Quốc 17,1%, Nhật Bản 12,9%, Đài Loan 21%, Đông Nam Á 26,9%, châu Đại Dương 30%, Nam Á 33%)”, bà Lê Hoàng Oanh thông tin.

Xuất khẩu sang các thị trường chính trong khu vực Á-Phi tăng trưởng mạnh
Xuất khẩu sang các thị trường chính trong khu vực Á-Phi đều tăng trưởng mạnh: Hàn Quốc 17,1%, Nhật Bản 12,9%, Đài Loan 21%, Đông Nam Á 26,9%, châu Đại Dương 30%...

Đáng chú ý, theo nhấn mạnh của Vụ trưởng Lê Hoàng Oanh, để có được các kết quả đáng khích lệ như trên, Bộ trưởng và các đồng chí Lãnh đạo Bộ đã rất quyết liệt chỉ đạo các đơn vị trong công tác phát triển thị trường nước ngoài, không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu mà còn phù hợp với diễn biến sản xuất, tiêu thụ của thị trường trong nước. Trong đó, Vụ châu Á, châu Phi cũng đã được Bộ trưởng chỉ đạo triển khai một loạt các nhiệm vụ, phản ứng nhanh.

Cụ thể, thứ nhất, thiết lập cơ chế hợp tác đảm bảo chuỗi cung ứng với Trung Quốc: Bộ trưởng đã có hàng chục thư giao dịch với các Bộ đối tác, các địa phương biên giới phía Trung Quốc. Ở cấp Vụ cũng đã có một loạt các cuộc họp với Lãnh đạo Sở Thương mại các tỉnh biên giới phía Trung Quốc…

Thứ hai, hỗ trợ khai thông ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc thông qua một loạt các chuyến công tác của Bộ trưởng; lập Tổ Công tác đặc biệt để giải quyết ùn tắc nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc; thúc đẩy và hướng dẫn việc xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Thứ ba, phản ứng nhanh trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng về các loại nguyên vật liệu chiến lược như đi UAE và Lào để kết nối nguồn cung xăng dầu và than đá; làm việc với Đại sứ Úc, Đại sứ Nam Phi, Hội đồng Khoáng sản Úc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Nam Phi để tìm nguồn cung than đá và LNG...

Thứ tư, quyết liệt đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng dẫn doanh nghiệp tận dụng các FTA, nhất là Hiệp định RCEP mới đi vào hiệu lực từ năm 2022 với một loạt các Hội nghị phổ biến cơ hội của RCEP đối với từng thị trường xuất khẩu (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN…).

Xuất khẩu sang các thị trường chính trong khu vực Á-Phi tăng trưởng mạnh
6 tháng cuối năm, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi sẽ bám sát diễn biến nhu cầu, giá cả của các thị trường xuất khẩu trọng điểm để khuyến cáo địa phương, doanh nghiệp điều chỉnh phù hợp về kế hoạch sản xuất, xuất khẩu

Mặc dù kết quả 6 tháng đầu năm là khá tích cực, song bà Lê Hoàng Oanh vẫn cho rằng, phải hết sức nỗ lực mới có thể hoàn thành mục tiêu xuất khẩu được Chính phủ giao do tình hình 6 tháng cuối năm dự báo sẽ rất phức tạp. Lạm phát tăng cao ở hầu như tất cả các nước trên thế giới, giá các loại nguyên liệu đầu vào tăng, giá vận chuyển đứng ở mức cao, nhu cầu có xu hướng suy giảm ở một số thị trường quan trọng, Trung Quốc dự kiến sẽ còn kiên trì chính sách Zero Covid đến hết năm 2022 (sau Đại hội Đảng).

Trong bối cảnh đó, để góp phần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu trong nửa cuối năm 2022, Vụ châu Á, châu Phi dự kiến tiếp tục tập trung vào một số định hướng công việc cụ thể.

Theo đó, thường xuyên bám sát diễn biến nhu cầu, giá cả của các thị trường xuất khẩu trọng điểm để khuyến cáo địa phương, doanh nghiệp điều chỉnh phù hợp về kế hoạch sản xuất, xuất khẩu.

Bên cạnh đó, kịp thời nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế, thương mại của các nước thời kỳ hậu Covid-19 để đề xuất cho Bộ các giải pháp ứng phó, tận dụng phù hợp.

Mặt khác, tiếp tục phối hợp với các địa phương thúc đẩy việc chuyển nhanh, chuyển mạnh từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch, giảm thiểu nguy cơ ùn tắc nông sản nhất là nông sản vào vụ thu hoạch; Thường xuyên theo dõi, đề xuất cải tiến các mô hình thông quan phòng dịch tại các cửa khẩu biên giới để đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ thông suốt, không gián đoạn.

Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng tối đa các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết và có hiệu lực như RCEP, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN...; Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào một thị trường.

Đặc biệt, tập trung tìm kiếm, đa dạng hóa các nguồn nguyên liệu mới từ Nam Á, Tây Á, Đông Bắc Á cho doanh nghiệp sản xuất trong nước để giảm thiểu rủi rõ đứt gãy chuỗi cung ứng, đảm bảo sản xuất, xuất khẩu liên tục, không gián đoạn.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nghị định số 40/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

Nghị định số 40/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 40/2025/NĐ-CP ngày 26 tháng 2 năm 2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp gỡ song phương Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp gỡ song phương Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc

Ngày 25/02/2025, tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã có buổi gặp gỡ, trao đổi song phương với Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Ahn Duk-geun.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm khả thi cao nhất

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm khả thi cao nhất

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đã được lãnh đạo Chính phủ xác định là nhiệm vụ đặc biệt cấp bách để nhanh chóng tìm ra các giải pháp cung cấp đủ điện trong giai đoạn phát triển tăng tốc sắp tới của đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp triển khai Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp triển khai Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Chiều ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên – Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng (Ban chỉ đạo) – đã chủ trì cuộc họp triển khai Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao

Ngày 19/2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao của Tập đoàn Syre.
Hội đàm giữa Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và đồng chí Trần Cương, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc

Hội đàm giữa Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và đồng chí Trần Cương, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc

Sáng ngày 19 tháng 02 năm 2025, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi hội đàm với đồng chí Trần Cương, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc nhân dịp sang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Với 99,78% tổng số Đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, sáng 19/2/2025, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Bộ Công Thương phát động toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025

Bộ Công Thương phát động toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025

Bộ Công Thương đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các đơn vị thuộc Bộ Công Thương; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào "Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025".
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận