Xuất khẩu thủy sản sang các nước RCEP: Dư địa lớn nhưng cũng nhiều thách thức

Giá thành cao là điểm yếu của thủy sản Việt Nam. Cộng hưởng với đó là sản phẩm xuất khẩu dưới dạng thô khiến giá trị hàng hóa không cao, đặc biệt là thương hiệu thủy sản Việt Nam chưa được nhận diện tốt trên thị trường.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Australia tăng mạnh nhờ RCEP Tôm, cá tra Việt Nam không có đối thủ ở thị trường Bắc Âu EU ban hành ngưỡng dư lượng thủy ngân mới trong thủy sản Xuất khẩu nông thủy sản lập kỷ lục

Đây là thông tin được nhiều đại diện Thương vụ đưa ra tại Phiên tư vấn xuất khẩu thủy sản sang các thị trường RCEP diễn ra ngày 27/5, tại Tp.Vũng Tàu do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại các nước tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tổ chức.

Phiên tư vấn cũng đồng thời được tổ chức trực tuyến trên nền tảng Zoom và fanpage Facebook Cục Xúc tiến thương mại nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan, doanh nghiệp ngoài tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có điều kiện tham gia.

Đây là phiên tư vấn thứ 17 trong chuỗi 30 phiên tư vấn thuộc Chương trình hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, áp dụng các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa với các thị trường nước ngoài và các cam kết quốc tế về sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu do Cục Xúc tiến thương mại tổ chức trong năm 2022.

Xuất khẩu thủy sản sang các nước RCEP: Dư địa lớn nhưng cũng nhiều thách thức
Phiên tư vấn xuất khẩu thủy sản sang các thị trường RCEP

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), cho hay, với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, đơn giản các thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại, giảm thiểu các rào cản thương mại, RCEP sẽ mang lại lợi ích cho các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là ngành thủy sản khi xuất khẩu đến các đối tác thương mại hàng đầu của khu vực.

“Việc tham gia phiên tư vấn xuất khẩu thủy sản sang các thị trường RCEP là cơ hội để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tìm hiểu kỹ về yêu cầu thị trường, hàng rào kỹ thuật của các nước RCEP để có biện pháp xúc tiến xuất khẩu hiệu quả, bền vững với các thị trường này trong thời gian tới”, bà Thủy nhấn mạnh.

Trong khối RCEP, Trung Quốc là thị trường khổng lồ bởi quy mô dân số lớn, sức tiêu dùng cao. Ông Nông Đức Lai - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, cho biết: Sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt trong nước của Trung Quốc hiện đạt 64 triệu tấn/năm nhưng nhu cầu tiêu dùng lên tới 67,3 triệu tấn/năm.

Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc tăng mạnh, năm 2021 là 3,6 triệu tấn, giá trị 15 tỷ USD, tăng gấp đôi so với những năm 2015-2016. Sản phẩm được nhập khẩu nhiều là tôm, tôm hùm, cua, cá hồi…

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc 4 tháng đầu năm nay có sự khởi sắc đáng kể, đạt hơn 530 triệu USD, tăng 100% so với cùng kỳ năm trước. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm cá tra, cá basa, tôm đông lạnh. Với quy mô thị trường lớn, nhu cầu tiêu dùng đa dạng, Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc nên còn nhiều dư địa cũng như thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường tỷ dân này.

Malaysia dù không có quy mô thị trường lớn nhưng theo bà Trần Lê Dung - Bí thư thứ nhất phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Malaysia, đây là đất nước hồi giáo nên nhu cầu tiêu thụ hàng thủy sản là khá lớn. Hiện thủy sản Việt Nam đang chiếm 8,8% thị phần tại Malaysia sau Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan. Tính đến tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Malaysia đã tăng 40,7% so với cùng kỳ - một con số rất ý nghĩa, cho thấy xuất khẩu thủy sản Việt Nam tại Malaysia có triển vọng tăng trưởng rõ rệt.

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Malaysia cũng cho hay, RCEP tạo điều kiện cho Malaysia hội nhập sâu hơn vào nền thương mại, đầu tư tự do toàn cầu nhờ xóa bỏ 90% thuế quan giữa các nước thành viên. Do vậy, thông qua cửa ngõ Malaysia, thủy sản Việt Nam có thể tiếp cận nhiều thị trường khác.

Xuất khẩu thủy sản sang các nước RCEP: Dư địa lớn nhưng cũng nhiều thách thức
Bên cạnh dư địa lớn, đại diện nhiều Thương vụ cũng cho rằng, giá thành cao là điểm yếu của thủy sản Việt Nam

Song, trong phiên tư vấn, đại diện nhiều Thương vụ cho rằng, giá thành cao là điểm yếu của thủy sản Việt Nam. Cộng hưởng với đó là sản phẩm xuất khẩu dưới dạng thô khiến giá trị hàng hóa không cao, đặc biệt là thương hiệu thủy sản Việt Nam chưa được nhận diện tốt trên thị trường.

Do vậy, việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm là khuyến cáo được đưa ra cho doanh nghiệp thủy sản trong nước để thâm nhập an toàn, bền vững vào thị trường khối RCEP.

“Các cơ quan chức năng trong nước giám sát chặt chẽ chất lượng thủy sản xuất khẩu. Nếu không kiểm soát được, hàng hóa sẽ bị trả về hoặc tiêu hủy, chi phí phát sinh là rất lớn”, ông Nông Đức Lai nói và đồng thời cho biết, công tác phổ biến, cập nhật thông tin về quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc cũng cần được đẩy mạnh. Ngoài hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp nên chủ động có cán bộ chuyên trách biết ngôn ngữ nước sở tại theo dõi và cập nhật kịp thời thông tin thị trường.

Riêng với thị trường Singapore, ông Cao Xuân Thắng, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore khuyến cáo: Khi xuất khẩu mặt hàng thực phẩm vào Singapore doanh nghiệp nên xác định danh mục thực phẩm; xin cấp phép/đăng ký với SFA; tuân thủ các quy định liên quan đến thực phẩm, nhãn mác; xin phép nhập khẩu; đặt lịch kiểm định chất lượng để nhập khẩu.

Hiệp định RCEP giữa ASEAN và 6 đối tác đã có hiệp định thương mại tự do với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013. Tháng 11/2019, các nước thành viên đã cơ bản hoàn tất đàm phán văn kiện RCEP (trừ Ấn Độ - đã tuyên bố rút khỏi hiệp định này). Ngày 15/11/2020, 15 nước thành viên RCEP (trừ Ấn Độ) đã ký kết RCEP.

Đến ngày 2/11/2021, đã có 6 nước ASEAN (Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Việt Nam), và 4 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN. Theo đó, Hiệp định RCEP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với các nước này. Tiếp sau đó, RCEP lần lượt có hiệu lực với Hàn Quốc vào ngày 1/2/2022, và có hiệu lực với Malaysia từ 18/3/2022.

Theo ước tính, tổng các nước tham gia RCEP chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và 30% dân số thế giới sẽ tạo ra thị trường trên quy mô 2,2 tỷ người, tương đương 26.200 tỷ USD, tạo nên khu vực thuơng mại tự do lớn nhất thế giới.

Hiệp định RCEP có hiệu lực mở ra cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tham gia các chuỗi giá trị và sản xuất mới trong khu vực. Đồng thời, giúp doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thủy sản vào thị trường các nước thành viên, đặc biệt là khi xuất khẩu đến các đối tác thương mại hàng đầu như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… nhờ quy tắc xuất xứ được nới lỏng.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện và lo đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.
Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Ngày 01/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (31/10) diễn biến ngược chiều, giá xăng giảm trong khi giá dầu tăng nhẹ. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay.
Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Chốt phiên giao dịch ngày 30/10, giá dầu thô WTI tăng 2,08%, đạt 68,61 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 2,01% lên 72,55 USD/thùng.
Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng dầu được liên Bộ điều chỉnh từ 15h00 chiều nay (24/10). Giá xăng E5RON92 giảm 40 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 70 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 270 đồng/lít; dầu hỏa giảm 50 đồng/lít, riêng mặt hàng dầu mazut tăng 130 đồng/lít/kg so với kỳ trước.
Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 23/10.
Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô WTI giao tháng 11 giảm tới 8,39% xuống mốc 68,69 USD/thùng; giá dầu thô Brent giao tháng 12 cũng đánh mất 7,57% xuống sát mức 73 USD/thùng, mức thấp nhất được ghi nhận vào những ngày đầu tháng 10.
Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Theo đó, giá xăng E5RON92 có giá không cao hơn 19.730 đồng/lít (giảm 116 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.232 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 20.962 đồng/lít (giảm 99 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận