Xuất siêu hơn 4 tỉ USD trong Quý I/2023

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, bộ, ngành và địa phương cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu, cán cân thương mại hàng hóa 3 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 4,07 tỷ USD.
Tháng đầu năm 2023, ước xuất siêu 3,6 tỷ USD Tháng 1/2023, xuất siêu ước đạt 3,6 tỷ USD Việt Nam xuất siêu 9,4 tỷ USD trong 10 tháng năm 2022 Việt Nam xuất siêu 2,53 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội Quý I/2023 của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 3 ước đạt 58,49 tỷ USD, tăng 18,6% so với tháng trước. Tính chung Quý I/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 154,27 tỷ USD.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 3/2023 ước đạt 29,57 tỷ USD, tăng 13,5% so với tháng trước. Tuy nhiên, do bối cảnh chung khó khăn và nhiều thách thức, biến động của toàn cầu, Quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 79,17 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2023 ước đạt 28,92 tỷ USD, tăng 24,4% so với tháng trước. Tính chung Quý I/2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 75,1 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất siêu hơn 4 tỉ USD trong Quý I/2023
Cán cân thương mại hàng hóa 3 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 4,07 tỷ USD

Trong Quý I/2023, có 17 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỉ trọng 75,1% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 2 mặt hàng nhập khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 37,6%).

Tổng cục Thống kê cho biết, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng 2 xuất siêu 2,8 tỷ USD; hai tháng xuất siêu 3,42 tỷ USD; tháng 3 ước tính xuất siêu 0,65 tỷ USD.

Tính chung Quý I/2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4,07 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,9 tỷ USD).

Cũng trong Quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 5,44 tỷ USD, tăng 238,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ du lịch đạt 2,7 tỷ USD (chiếm 49,6% tổng kim ngạch), tăng gần 28 lần; dịch vụ vận tải đạt 1,85 tỷ USD (chiếm 34%), tăng 164,3%.

Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ Quý I/2023 ước đạt 5,66 tỷ USD (trong đó đã tính trong phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu là 1,87 tỷ USD), giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 2,69 tỷ USD (chiếm 47,5% tổng kim ngạch), giảm 10,9%; dịch vụ du lịch đạt 1,25 tỷ USD (chiếm 22,1%), tăng 4,2%./.

Theo Bộ Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu đạt được kết quả khả quan trong 3 tháng đầu năm, nhưng dự báo trong thời gian tới, hoạt động này sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức. Do vậy, để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu sôi động, phát triển hơn, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng tiếp tục theo sát diễn biến của kinh tế thế giới, nhất là các điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản... ảnh hưởng tới thương mại với Việt Nam, từ đó kịp thời đưa ra cảnh báo cho cộng đồng doanh nghiệp và tham mưu cho Chính phủ các phản ứng chính sách phù hợp.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng khuyến cáo, doanh nghiệp phải đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa ngành hàng để giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường/ngành hàng truyển thống. Theo đó, phát triển các thị trường khu vực bắc Âu, đông Âu, Mỹ La Tinh tuy nhỏ nhưng đang có tốc độ tăng trưởng cao và còn nhiều dư địa khai thác. Tranh thủ sự hồi phục nhanh của các thị trường khu vực Asean và một số nước châu á để đẩy mạnh xuất khẩu.

Đối với Bộ Công Thương, những tháng tiếp theo, Bộ sẽ đánh giá toàn diện các biện pháp điều chỉnh chính sách mở cửa trở lại của Trung Quốc đến sản xuất và xuất khẩu của nước ta để có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Tranh thủ, tận dụng cơ hội giao lưu hợp tác giữa hai bên nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại qua các cửa khẩu biên giới và tranh thủ việc xuất khẩu hàng hóa không phải kiểm nghiệm covid. Nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu thuộc biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ; đồng thời thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu.

Đáng chú ý, liên quan đến hoạt động xuất khẩu gạo, mới đây, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã đưa ra khuyến nghị, trước tín hiệu nhu cầu từ các thị trường trọng điểm như Indonesia, Philippines, đề nghị các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chủ động theo dõi sát tình hình thị trường, đánh giá đầy đủ các cơ hội cũng như rủi ro để xây dựng phương án giao dịch, ký kết hợp đồng phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực Châu Á – Châu Phi

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực Châu Á – Châu Phi

Chiều 20/12/2024 tại Tokyo, Nhật Bản, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại và Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực Châu Á – Châu Phi nhân dịp Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thăm Nhật Bản, chủ trì Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng.
Bộ Công Thương tổ chức Lễ trao giải thưởng báo chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Bộ Công Thương tổ chức Lễ trao giải thưởng báo chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Chiều 17/12, tại Hà Nội, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Sản xuất công nghiệp vươn lên mạnh mẽ, tiếp sức cho tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp vươn lên mạnh mẽ, tiếp sức cho tăng trưởng

Dù kinh tế thế giới còn nhiều thách thức song nhờ nền tảng vĩ mô ổn định và các biện pháp hỗ trợ sản xuất, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu, sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2024 đã phục hồi mạnh mẽ, trở thành động lực chính dẫn dắt tăng trưởng.
11 tháng năm 2024: Xuất khẩu vươn lên, kinh tế thêm khởi sắc

11 tháng năm 2024: Xuất khẩu vươn lên, kinh tế thêm khởi sắc

Theo Báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, tính đến hết tháng 11/2024, cán cân thương mại hàng hóa ước xuất siêu 24,31 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22,17 tỷ USD, còn khu vực FDI (kể cả dầu thô) xuất siêu 46,48 tỷ USD.
Bộ trưởng Bộ Công Thương làm việc với chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ về 'quốc gia thương mại tự do'

Bộ trưởng Bộ Công Thương làm việc với chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ về 'quốc gia thương mại tự do'

Chiều 4/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với GS. John Kent - Trường Đại học Arkansas (Hoa Kỳ).
Việt Nam – Canada thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và năng lượng

Việt Nam – Canada thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và năng lượng

Ngày 26 tháng 11 năm 2024, trong khuôn khổ chuyến công tác của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham dự Phiên họp Hội đồng CPTPP lần thứ 8 tại Vancouver, Canada, đã diễn ra Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Canada, với chủ đề Tăng cường kết nối trong lĩnh vực sản xuất và năng lượng, do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận