10 thông tin cơ bản để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Thông tư 02/2024/TT-BKHCN nêu rõ: Tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 4 Điều 19đ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 thì thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Thông tư này.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với các sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng quy định nêu trên thì được lựa chọn thực hiện truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Thông tư này nếu có nhu cầu.

10 thông tin cơ bản để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải bảo đảm 4 nguyên tắc

Quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu, Thông tư nêu rõ:

Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc “Một bước trước - một bước sau”: bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm, hàng hóa.

Nguyên tắc “sẵn có của phần tử dữ liệu chính”: các phần tử dữ liệu chính phải được thu thập, lưu trữ và cập nhật kịp thời trong các báo cáo thông tin chi tiết về các sự kiện quan trọng trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng.

Nguyên tắc “Minh bạch”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đạt yêu cầu về tính minh bạch tối thiểu bằng cách sử dụng dữ liệu tĩnh về khách hàng, bên cung ứng, sản phẩm và các điều kiện sản xuất.

Nguyên tắc “Sự tham gia đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải có sự tham gia của đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc của tổ chức.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân bảo đảm đầy đủ quá trình truy xuất nguồn gốc theo các quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực tương ứng với chủng loại sản phẩm, hàng hóa và được công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Căn cứ để công bố phù hợp dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa gồm tối thiểu 10 thông tin

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc của từng sản phẩm, hàng hóa trong hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bao gồm tối thiểu các thông tin sau:

1- Tên sản phẩm, hàng hóa;

2- Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa;

3- Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh;

4- Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh;

5- Các công đoạn trong sản xuất, kinh doanh (bao gồm tối thiểu thông tin: mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và thời gian sự kiện truy xuất nguồn gốc của từng công đoạn);

6- Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra);

7- Mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa;

8- Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có);

9- Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có);

10- Các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa để kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phải bao gồm tối thiểu các thông tin cơ bản trên.

Người tiêu dùng có thể tra cứu hạn sử dụng của sản phẩm trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa để phục vụ người tiêu dùng tra cứu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia, bao gồm tối thiểu các thông tin sau:

a- Tên sản phẩm, hàng hóa;

b- Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa;

c- Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh;

d- Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh;

đ- Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra);

e- Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có);

g- Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có).

Sản phẩm trong từng sự kiện sau mỗi công đoạn được định danh mã truy xuất nguồn gốc để truy xuất nguồn gốc. Mã truy xuất nguồn gốc được mã hóa trong vật mang dữ liệu.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/6/2024.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm dịp cuối năm

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm dịp cuối năm

Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá nhiều rượu ethanol trong thời gian ngắn hoặc do uống quá nhiều rượu có độc chất methanol dẫn đến lượng cồn trong máu quá nhiều.
Điều tra vụ việc chết người nghi do ngộ độc thực phẩm

Điều tra vụ việc chết người nghi do ngộ độc thực phẩm

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị chức năng điều tra vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm dẫn đến tử vong tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên.
Cảnh báo viên nang cứng Yuan Bone điều trị xương khớp là thuốc giả

Cảnh báo viên nang cứng Yuan Bone điều trị xương khớp là thuốc giả

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc kiểm tra việc lưu hành sản phẩm giả có tên viên nang cứng Yuan Bone.
5 đoàn liên ngành ra quân vì Tết không thực phẩm bẩn

5 đoàn liên ngành ra quân vì Tết không thực phẩm bẩn

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa ký kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025, nhằm siết chặt kiểm tra, bảo vệ sức khỏe người dân trong mùa cao điểm.
Sản phẩm Niteworks® bị “thổi còi” vì vi phạm quảng cáo

Sản phẩm Niteworks® bị “thổi còi” vì vi phạm quảng cáo

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Niteworks® có nội dung quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật tại một số website.
Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm có thể bị phạt đến 6 triệu đồng từ 2025

Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm có thể bị phạt đến 6 triệu đồng từ 2025

Theo Nghị quyết mới nhất vừa được thông qua sáng 12/12 của HĐND Thành phố Hà Nội, vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố tại Hà Nội bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng.
Nhiều người bị ngộ độc thực phẩm: Chủ cơ sở bánh mỳ bị phạt 125 triệu đồng

Nhiều người bị ngộ độc thực phẩm: Chủ cơ sở bánh mỳ bị phạt 125 triệu đồng

Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm khiến hàng trăm người phải vào bệnh viện theo dõi, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa quyết định xử phạt hành chính đối với chủ cơ sở bánh mỳ 125 triệu đồng.
Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030

Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030

Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận