8 giải pháp để hoạt động xuất khẩu bứt tốc trong nửa cuối năm

Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 ngành Công Thương, chia sẻ về các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong nửa cuối năm, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Duy Đông đưa ra 8 giải pháp, trong đó, ưu tiên tập trung vào nhiệm vụ phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng chữ ký số nhanh chóng, hiệu quả Nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, xuất khẩu thành công qua thương mại điện tử Nhiều giải pháp tạo đà cho xuất khẩu 6 tháng cuối năm Tăng cường các giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo

Thông tin về tình hình xuất nhập khẩu trong nửa đầu năm, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Duy Đông cho biết, xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 164,5 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân khiến xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2023 giảm mạnh là do từ Quý III/2022, lạm phát tăng cao, thậm chỉ đạt đỉnh lịch sử nhiều năm tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của như Hoa Kỳ, EU... Cùng với đó là giá cả hàng hóa tăng cao dưới ảnh hưởng của lạm phát trong khi thu nhập của người dân không được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao kéo theo nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, điều này tác động trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

8 giải pháp để hoạt động xuất khẩu bứt tốc trong nửa cuối năm
Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Duy Đông thông tin về các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nửa cuối năm bứt tốc

Bước sang năm 2023, mặc dù đã thực hiện các biện pháp ứng phó, tuy nhiên lạm phát vẫn ở mức cao và nền kinh tế của các quốc gia vẫn đứng trước nguy cơ suy giảm kinh tế. Do vậy, theo Cục trưởng Trần Duy Đông, các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay vẫn đang “khó chồng khó”, xấu nhất là việc không có đơn hàng dẫn tới phải cắt giảm công suất, thậm chí là dừng sản xuất

6 tháng cuối năm, dự báo tình hình kinh tế, chính trị xã hội, an ninh toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; cạnh tranh chiến lược các nước lớn ngày càng gay gắt, tính bất định gia tăng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu phục hồi còn chậm và khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro; khủng hoảng năng lương, lương thực, đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào còn tiếp diễn; căng thẳng chính trị, xung đột Nga-Ukraine tiếp tục kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng hệ lụy nhất định tới tăng trưởng của các đối tác thương mại của Việt Nam.

Chính vì vậy, để tạo đà cho xuất khẩu những tháng cuối năm, Cục trưởng Trần Duy Đông cho biết, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện 8 giải pháp chính, cụ thể:

Thứ nhất, phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Theo đó, hỗ trợ sản xuất, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó tập trung việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về xuất nhập khẩu; kiến nghị thêm chính sách về tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng nguồn cung, tiết giảm chi phí và tạo ra nhiều sản phẩm cạnh tranh hơn.

Thứ hai, Bộ và Cục Xuất nhập khẩu sẽ chủ trì triển khai đồng bộ các chương trình trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2030 và Chiến lược phát triển các mặt hàng chủ lực của ta trong đó Chiến lược xuất khẩu mặt hàng gạo.

8 giải pháp để hoạt động xuất khẩu bứt tốc trong nửa cuối năm
Trong đó, ưu tiên giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tập trung việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về xuất nhập khẩu

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại. Trong đó tập trung vào việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam uy tín. Trong đó, có hoạt động công bố các doanh nghiệp uy tín của Việt Nam.

Thứ tư, tận dụng hiệu quả cơ hội từ các Hiệp định thương mại, trong đó tập trung vào việc sớm hoàn tất các thủ tục để tiến hành ký kết Hiệp định FTA với Israel; đẩy nhanh đàm phán ký kết hiệp định thương mại với các thị trường còn là tiềm năng (UAE, Mercosur,…) hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, tự chứng nhận xuất xứ cho các Sở Công Thương, các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ năm, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàm phán với các nước nhất là Trung Quốc mở cửa thêm thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng rau quả khác của Việt Nam như bưởi da xanh, dừa tươi, bơ, dứa, vú sữa, chanh, dưa lưới...

Thứ sáu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, trong đó, tập trung vào việc tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), cho phép doanh nghiệp tự in C/O từ hệ thống eCoSys của Bộ Công Thương và đẩy mạnh việc khai báo, nộp hồ sơ C/O điện tử mẫu AK và VK điện tử sang thị trường Hàn Quốc.

Thứ bảy, tiếp tục thực hiện các giải pháp để phát triển dịch vụ logistics, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại.

Thứ tám, nâng cao tốc độ thông quan xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu thuộc biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ; có giải pháp chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đã nhận đầy đủ hồ sơ liên quan sản phẩm thép mạ Trung Quốc

Đã nhận đầy đủ hồ sơ liên quan sản phẩm thép mạ Trung Quốc

Trong thời hạn 45 ngày, tính từ ngày xác nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; cơ quan điều tra sẽ thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét tiến hành điều tra hoặc không tiến hành điều tra vụ việc.
Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại

Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 9/5/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cảng container quốc tế Cái Mép chính thức được phép đón 'siêu' tàu container

Cảng container quốc tế Cái Mép chính thức được phép đón 'siêu' tàu container

Bộ GTVT chấp thuận cho cảng container quốc tế Cái Mép (CMIT) tiếp nhận tàu container có trọng tải đến 214.121 DWT giảm tải.
Mỹ khởi xướng rà soát cuối kỳ lần thứ nhất túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam

Mỹ khởi xướng rà soát cuối kỳ lần thứ nhất túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thông báo khởi xướng cuộc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp sản phẩm túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam.
Mỹ chấm dứt điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với bánh xe kéo bằng thép từ Việt Nam

Mỹ chấm dứt điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với bánh xe kéo bằng thép từ Việt Nam

Ngày 30 tháng 4 năm 2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành thông báo chấm dứt điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với bánh xe kéo bằng thép nhập khẩu từ Việt Nam theo quy định tại mục 351.225(f)(6) của Đạo luật Thuế quan.
Xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng ấn tượng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic.
Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore

Theo số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị nhập khẩu gạo từ thế giới của thị trường Singapore tăng mạnh ở mức 23,86% so với cùng kỳ, đạt gần 112,9 triệu SGD, theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận