ASEAN thúc đẩy bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

ASEAN hiện là khu vực được đánh giá có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử (TMĐT) cao nhất hiện nay với tổng doanh thu năm 2022 đạt gần 200 tỷ đô la Mỹ, ước tính đạt mức 330 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025 theo Báo cáo e-Conomy SEA 2022 (Google and Temaseak, 2022).
Hợp tác đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử của Grab Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 15% trong năm 2022 Quyết tâm ngăn chặn việc lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại Bán nông sản Việt trên các sàn thương mại điện tử Trung Quốc

Các nền tảng trực tuyến và ứng dụng di động đang được sử dụng phổ biến tại các nước trong khu vưc, đặc biệt sau khi các hạn chế di chuyển do đại dịch Covid-19 đòi hỏi phải tăng cường sử dụng kênh mua hàng trực tuyến. Ngay cả khi hoạt động mua sắm trực tiếp được nối lại, nhu cầu của người tiêu dùng vẫn tiếp tục tạo ra nhiều cơ hội đáng kể cho các doanh nghiệp trong khu vực phát triển ứng dụng TMĐT.

Bên cạnh đó, một số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ tại các nước ASEAN đã có thể nắm bắt cơ hội kinh doanh mới thông qua sử dụng nền tảng truyền thông xã hội và nhắn tin trực tuyến, điều này cho thấy thương mại xã hội (bán hàng qua mạng xã hội) đang trở thành 1 kênh bán hàng hữu ích trong khu vực.

ASEAN thúc đẩy bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử
ASEAN thúc đẩy bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Thực tế, người tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp vận hành theo một quy chuẩn cao hơn, từ đó, tạo ra một môi trường công bằng và toàn diện, bao gồm cả trên môi trường Internet. Tuy nhiên, người tiêu dùng được đánh giá luôn ở vị trí yếu thế hơn trong các giao dịch trực tuyến. Vì vậy, ASEAN nhận thấy cần có các quy tắc hiệu quả để bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn, quản lý trách nhiệm kinh doanh và cơ chế xử lý đối với các hành vi không công bằng, thiếu trách nhiệm của người bán hàng trực tuyến.

Trong bối cảnh đó, các nước ASEAN đã thảo luận xây dựng Bộ hướng dẫn Bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT nhằm nâng cao công tác bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến trong khu vực. Bộ hướng dẫn đưa ra các nguyên tắc cơ bản bao gồm: Khả năng tiếp cận và tính bao trùm, toàn diện, không phân biệt đối xử; Minh bạch và hiện diện trung thực và Công bằng và cho phép lựa chọn.

Căn cứ những nguyên tắc trên, ASEAN tiếp tục xây dựng các yêu cầu về trách nhiệm riêng lẻ đối với website TMĐT bản lẻ và các nền tảng TMĐT. Cụ thể, các doanh nghiệp bán hàng thông qua website của mình cần xem xét tuân thủ các nội dung như thiết kế giao diện và hạ tầng cho phép lựa chọn nhằm đảm bảo tính tương tác cao giữa người mua và người bán, tránh gây ảnh hưởng hoặc tác động tới quyết định người mua hàng thông qua cách thức hiển thị thông tin, hình ảnh, sản phẩm và quá trình giao kết hợp đồng trực tuyến.

Với Bộ hướng dẫn này, người bán hàng cũng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về hiển thị thông tin, cung cấp thông tin sản phẩm cho người mua hàng, tránh việc cung cấp thông tin mập mờ, dễ gây hiểu lầm. Bộ hướng dẫn cũng đưa ra các khuyến nghị về việc xây dựng hợp đồng trực tuyến, bao gồm các điều kiện, điều khoản giao dịch phù hợp với môi trường Internet. Hai trách nhiệm cuối đối với người bán hàng bao gồm bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng và nghĩa vụ giải quyết tranh chấp. Đối với các nền tảng TMĐT, trách nhiệm đầu tiên của nhà cung cấp dịch vụ là tuân thủ mọi quy định pháp lý tại nước sở tại mà nền tảng đó kinh doanh. Nhà cung cấp dịch vụ đồng thời nên thực hiện các biện pháp tích cực nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đối với người mua do tính phức tạp và sự tham gia của nhiều bên hơn so với việc bán hàng thông qua website TMĐT của chính mình. Chúng ta có thể cân nhắc về việc yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện định kỳ việc kiểm tra các nhà bán hàng trên nền tảng để đảm bảo việc tuân thủ đúng quy định.

Bên cạnh đó, Bộ Hướng dẫn của chỉ ra các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng cần tăng cường hợp tác với nhau và với các nhà cung cấp dịch vụ nền tảng để khắc phụ, xử lý các nội dung vi phạm nguyên tắc hoạt động của nền tảng và pháp luật nội địa. Các nhà cung cấp dịch vụ nền tảng cũng cần tăng cường báo cáo và hợp tác với cơ quan có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm kịp thời, đồng thời, giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện từ người mua hàng. Cuối cùng, các bên cần xem xét và thúc đẩy quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ chế hợp tác giải quyết tranh chấp quốc tế và xuyên biên giới trong bối cảnh TMĐT xuyên biên giới đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trong khu vực.

Như vậy, Bộ Hướng dẫn đã đưa ra những nguyên tắc và quy định trách nhiệm khuyến khích người bán hàng và nhà cung cấp dịch vụ nền tảng nên tuân thủ trong hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và xây dựng một môi trường kinh doanh trực tuyến lành mạnh trong ASEAN.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Chiều 12/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với tỷ lệ tán thành cao.
Báo cáo giải trình về kinh tế-xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Báo cáo giải trình về kinh tế-xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Chiều 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, mong đợi, chia sẻ.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Sáng 6/11, Tổng cục Thống kê công bố Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024. Theo đó, nhiều lĩnh vực đạt kết quả đáng ghi nhận, như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp; số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh.
Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 496/TB-VPCP ngày 29/10/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Buổi Gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nghiệp, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Những kết quả đạt được về Kinh tế - xã hội là rất tích cực, khả quan

Những kết quả đạt được về Kinh tế - xã hội là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn. Lạm phát trong tầm kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định…
Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam

Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam

Chiều ngày 27/10, tại Abu Dhabi, trong chương trình thăm chính thức UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo 4 tập đoàn hàng đầu của nước này trong các lĩnh vực hạ tầng, cảng biển, logistics, khu công nghiệp, giao thông vận tải, tư vấn chiến lược.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận