Bánh mì Việt Nam xếp vị trí đầu tiên trong Top 100 món bánh sandwich ngon nhất thế giới
Bánh mì dân tổ Hà Nội: Vì sao "hot"? Lần đầu tiên tổ chức lễ hội bánh mì Việt Nam |
Theo bảng xếp hạng của TasteAtlas, bánh mì là một loại sandwich kiểu Việt Nam nổi tiếng với nguyên liệu cốt lõi là bánh mì baguette.
Trang này giải thích bánh mì baguette có nguồn gốc từ Pháp kết hợp với các nguyên liệu như rau, gia vị, thịt, chả của Việt Nam.
Bánh mì Việt Nam là sandwich ngon nhất thế giới |
Ngoài bánh mì thịt là món bánh mì nổi tiếng nhất, ở Việt Nam còn có nhiều loại bánh mì khác như bánh mì xíu mại, bánh mì chả cá, bánh mì heo quay, bánh mì gà nướng, bánh mì chả lụa, bánh mì ốp la…TasteAtlas còn gợi ý một số cửa hàng bánh mì nổi tiếng cho thực khách có dịp ghé ăn ở TP.HCM, Hội An, Hà Nội, thậm chí là cả ở Mỹ và Australia.
Trong khi bánh mì nói chung đứng đầu danh sách của TasteAtlas thì bánh mì thịt lại được xếp riêng ở vị trí số 9. Bánh mì thịt là một loại bánh mì sandwich truyền thống kiểu Việt Nam.
Đây không phải là lần đầu bánh mì Việt được vinh danh trong top những món sandwich ngon nhất thế giới.
Theo Wikipedia, bánh mì là một loại baguette của Việt Nam với lớp vỏ ngoài giòn tan, ruột mềm, còn bên trong là phần nhân. Tùy theo văn hóa vùng miền hoặc sở thích cá nhân mà người ta có thể lựa chọn nhiều loại đồ ăn kèm khác nhau, ngoài ra tên gọi của bánh cũng phụ thuộc phần lớn vào những biến tấu ấy. Tuy nhiên, những phiên bản phổ biến nhất vẫn thường chứa chả lụa, thịt, cá hoặc thực phẩm chay, kèm theo một số nguyên liệu phụ khác như pa tê, bơ, rau, ớt, trứng và đồ chua. Bên cạnh đó, bánh còn có thể dùng chung với nhiều món ăn đa dạng, chẳng hạn như cá mòi, xíu mại hoặc thịt bò kho. Bánh mì được xem như một loại thức ăn nhanh bình dân phổ biến và thường được tiêu thụ vào bữa sáng hoặc bất kỳ bữa phụ nào trong ngày. Do có giá thành phù hợp nên bánh đã trở thành món ăn rất được nhiều người ưa chuộng.
Về lịch sử, bánh mì có nguồn gốc từ bánh baguette do người Pháp đưa vào miền Nam Việt Nam từ thế kỷ 19. Trong những thập kỷ tiếp theo, bánh mì dần lan rộng ra khắp Việt Nam, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là ở Sài Gòn. Người Sài Gòn sau đó đã cải biên chiếc bánh baguette thành ổ bánh mì nhỏ và ngắn hơn, chỉ còn khoảng 30–40 cm, còn ruột bánh thì rỗng hơn để chứa được nhiều nhân, tương tự như món bánh mì kẹp ở phương Tây. Sau năm 1975, theo chân những cuộc di cư và vượt biển của người Việt, bánh mì Việt Nam đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Món ăn này gần như có mặt ở mọi đất nước có kiều bào Việt Nam sinh sống vì nguyên liệu dễ tìm cũng như cách chế biến đơn giản, phù hợp với nền văn hóa địa phương.