Bộ Công Thương tính toán điều chỉnh phương án cung ứng xăng dầu

Bộ Công Thương sẽ xem xét điều chỉnh phương án cung cấp xăng dầu trong nước, có xét đến trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) không cung cấp được xăng dầu cho các thương nhân đầu mối theo đúng cam kết.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trở lại sau 3 phiên giảm Vi phạm quy định kinh doanh xăng dầu, DNTN tại Cần Thơ bị xử phạt 30 triệu đồng Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu tăng cường tuần tra, kiểm soát xăng dầu nhập lậu Trích lập Quỹ Bình ổn, giá xăng giảm hơn 830 đồng/lít

Trong cuộc họp kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Quyết định số 242/QĐ-BCT ngày 24/02/2022 về việc giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong Quý II/2022 để bù đắp sản lượng thiếu hụt do nguồn cung xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, thời gian vừa qua, Chính phủ và Bộ Công Thương đã nỗ lực thực hiện theo trách nhiệm, thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật để bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, bảo đảm an ninh năng lượng, kiên quyết không để xảy ra thiếu hụt nguồn cung để phục hồi nền kinh tế.

Bộ trưởng nhấn mạnh, việc ban hành Quyết định 242/QĐ-BCT là hết sức cần thiết trong bối cảnh đứt gẫy nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu. Đó là giải pháp cấp bách bởi xăng dầu là mặt hàng chiến lược, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh quốc gia nên trong bất cứ tình huống nào cũng phải đảm bảo ổn định nguồn cung ứng.

Bộ Công Thương tính toán điều chỉnh phương án cung ứng xăng dầu
Bộ Công Thương sẽ xem xét điều chỉnh phương án cung cấp xăng dầu trong nước

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương sẽ xem xét điều chỉnh Quyết định số 242/QĐ-BCT cho phù hợp tình hình. Trường hợp PVN không cung cấp được xăng dầu cho các thương nhân đầu mối theo đúng cam kết, PVN cần nhập khẩu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt theo các hợp đồng đã ký với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo quy định.

Trong khi PVN chưa có cam kết mang tính pháp lý và chịu trách nhiệm về tài chính đối với những cam kết về khả năng cung cấp xăng dầu cho thị trường từ nguồn sản xuất của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định tại Quyết định số 242/QĐ-BCT.

Bộ trưởng Bộ Công Thương giao cho Vụ Thị trường trong nước, Thanh tra Bộ Công Thương, Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Dầu khí và Than phối hợp tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu và kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý những vi phạm nếu có. Đồng thời, kiểm tra làm rõ số lượng hàng hoá của liên danh Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) trên thực tế có đủ sản lượng để cung ứng ra thị trường như cam kết hay không.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng yêu cầu, Vụ Thị trường trong nước, Cục Xuất nhập khẩu báo cáo đề xuất phương án điều hành xăng dầu quý III và Quý IV/2022, đồng thời chỉ đạo, Vụ Thị trường trong nước phối hợp với Cục Thương mại điện tử và kinh tế số sớm triển khai và vận hành phần mềm quản lý đối với tất cả các doanh nghiệp có chức năng sản xuất, kinh doanh xăng dầu.

Quyết định 242 của Bộ Công Thương được ban hành trong bối cảnh Quý I/2022, PVN (là đơn vị bao tiêu sản phẩm cho NSRP và cung ứng cho thị trường) đã cung ứng xăng dầu không ổn định và không có cam kết mang tính pháp lý và trách nhiệm tài chính chắc chắn với Bộ Công Thương về khả năng cung ứng xăng dầu cho Quý II/2022.

Quyết định nhằm chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện việc nhập khẩu bổ sung, để bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Thời gian qua, Bộ Công Thương luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp sản xuất xăng dầu trong nước; trong mọi tình huống vẫn bảo đảm bao tiêu sản phẩm cho doanh nghiệp, trong đó có liên doanh Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP). Tinh thần chung, Bộ Công Thương không can thiệp vào nội bộ của doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp cũng cần thực hiện nghiêm túc những cam kết của mình.

Chia sẻ với những khó khăn mà các doanh nghiệp sản xuất trong nước đang phải đối mặt, tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo PVN với tư cách là bên liên doanh của Nghi Sơn cần sớm giải quyết các vấn đề nội bộ để thoát khỏi tình trạng khó khăn, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

PVN cần có nghị quyết thống nhất trong Hội đồng thành viên và có báo cáo chính thức do cấp có thẩm quyền ký gửi Bộ Công Thương, trong đó có cam kết pháp lý và chịu trách nhiệm vật chất, tài chính nếu không bảo đảm nguồn cung cấp xăng dầu từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn như cam kết.

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thương mại điện tử tiếp tục duy trì tăng trưởng 18-25%/năm

Thương mại điện tử tiếp tục duy trì tăng trưởng 18-25%/năm

Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18 - 25% mỗi năm. Năm 2024, quy mô thị trường TMĐT sớm vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Huy động, đa dạng hóa nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực các ngành công nghiệp bán dẫn

Huy động, đa dạng hóa nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực các ngành công nghiệp bán dẫn

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 4/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.
Phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024”

Phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024”

Ngày 02 tháng 12 năm 2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024” tới các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng các cơ quan, đơn vị truyền thông trên cả nước. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân dự và phát biểu khai mạc Chương trình.
Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa có Quyết định số 367/QĐ-TMĐT ban hành Quy chế dành cho các đối tác tham gia Online Friday 2024.
Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số Bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Xử lý gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp vi phạm trên thương mại điện tử

Xử lý gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp vi phạm trên thương mại điện tử

Qua theo dõi, nắm bắt thông tin hoạt động kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội và triển khai các biện pháp nghiệp vụ, QLTT tỉnh Hải Dương đã kiểm tra đột xuất 2 hộ kinh doanh, phát hiện, thu giữ, xử lý gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp là hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bộ Công Thương "chỉ đạo nóng" về các sàn thương mại điện tử không phép

Bộ Công Thương "chỉ đạo nóng" về các sàn thương mại điện tử không phép

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Văn bản số 8598/BCT-TMĐT ngày 26/10/2024 chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận