Bộ Công Thương tổng hợp các ý kiến, đề xuất phương án sửa đổi Nghị định kinh doanh xăng dầu

Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định về kinh doanh xăng dầu vừa đề xuất 3 phương án phân công trách nhiệm điều hành giá xăng dầu, trong đó, có phương án giao đầu mối thực hiện cho Bộ Tài chính. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong ba phương án được Ban soạn thảo lấy ý kiến các đơn vị liên quan, chưa phải phương án lựa chọn cuối cùng của Bộ Công Thương để trình Chính phủ xem xét quyết định.
Quan điểm của Bộ Công Thương về đề xuất điều hành giá điện như giá xăng dầu của EVN Tiếp tục đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu Bộ Công Thương đề xuất 2 kịch bản phân giao tổng nguồn xăng dầu 2023

Lấy ý kiến nhằm có thêm góp ý, phản biện, chưa phải lựa chọn cuối cùng

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại Công văn số 4326/VPCP-KTTH ngày 01 tháng 12 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (sau đây gọi là Nghị định), trong đó giao Bộ Công Thương xây dựng Nghị định theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ trong tháng 01 năm 2023, bảo đảm tiến độ, chất lượng, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định.

Ngày 27 tháng 12 năm 2022, Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã họp và thảo luận một số nội dung sửa đổi các Nghị định nêu trên. Trên cơ sở ý kiến thảo luận, thống nhất của các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Bộ Công Thương đã có báo cáo phân tích từng nội dung dự kiến sửa đổi, đưa ra các phương án sửa đổi cho từng nội dung, đồng thời, phân tích ưu nhược điểm của từng phướng án một cách khách quan. Với vai trò là cơ quan thường trực của Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Bộ Công Thương đã thay mặt Ban soạn thảo, Tổ biên tập lựa chọn các phương án dự kiến sửa đổi và đưa ra lấy ý kiến các đơn vị có liên quan.

Đối với nội dung phân công trách nhiệm điều hành giá xăng dầu, trong quá trình thu thập ý kiến các bên liên quan đã có 3 phương án được đưa ra, trong đó có phương án giao đầu mối thực hiện việc rà soát các chi phí và tính toán, điều hành giá xăng dầu cho Bộ Tài chính theo phân tích tại Dự thảo Tờ trình để đưa ra lấy ý kiến nhằm có thêm ý kiến góp ý, phản biện cho đề xuất này. Nội dung lựa chọn tại Dự thảo Nghị định và Dự thảo Tờ trình gửi xin ý kiến chưa phải là phương án lựa chọn cuối cùng của Bộ Công Thương để trình Chính phủ xem xét quyết định.

Sau khi có ý kiến góp ý của các đơn vị có liên quan và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ để lấy ý kiến rộng rãi, Bộ Công Thương sẽ tổng hợp các ý kiến góp ý và đề xuất phương án lựa chọn phù hợp nhất, trình Chính phủ xem xét quyết định.

Trước đó, trong dự thảo tờ trình về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95 và Nghị định số 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương nêu 2 phương án.

Theo phương án 1: Giữ nguyên các quy định hiện hành về chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành trong phân công công tác quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu.

Theo Bộ Công Thương, phương án này có ưu điểm là việc phân công phối hợp đã được thực hiện từ nhiều năm và phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành. Trong công tác điều hành giá xăng dầu, Bộ Tài chính rà soát và hướng dẫn việc xác định các chi phí để công bố cho Bộ Công Thương tính toán giá cơ sở mặt hàng xăng dầu nhằm bảo đảm có sự giám sát, kiểm tra các chi phí một cách chính xác, khách quan, minh bạch. Song có nhược điểm là khi có vấn đề phát sinh cần có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành để cùng xử lý.

Phương án 2 được đưa ra: Nội dung điều hành giá xăng dầu và rà soát, hướng dẫn, tính toán các chi phí kinh doanh xăng dầu đưa về một đầu mối là Bộ Tài chính thực hiện. Các bộ, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ được giao, thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu theo quy định.

Theo Bộ Công Thương, phương án này có ưu điểm là Bộ Tài chính có chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực tài chính sẽ thực hiện chính xác công tác tính toán, hướng dẫn và công bố giá điều hành đối với mặt hàng xăng dầu.

Song nhược điểm là việc điều hành giá xăng dầu tách xa việc điều hành cung cầu xăng dầu nên sẽ có những bất ổn khi lợi ích giữa các chủ thể trên thị trường xăng dầu không được hài hòa; không có sự độc lập khách quan trong việc xác định, phản ánh các chi phí kinh doanh xăng dầu để bảo đảm tính công khai, minh bạch, chính xác trong giá cơ sở mặt hàng xăng dầu.

Tiếp tục giữ công cụ Quỹ BOG để điều hành giá xăng dầu

Thời gian qua, Quỹ Quỹ bình ổn xăng dầu (BOG) xăng dầu đã được Liên Bộ Công Thương – Tài chính sử dụng nhất quán cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu theo đúng quy định của pháp luật. Việc sử dụng Quỹ BOG đã phát huy tác dụng tích cực và hiệu quả trong việc tạo nên một “bước đệm” nhằm góp phần bình ổn giá (giữ ổn định hoặc giảm mức tăng) trong trường hợp cần thiết, linh hoạt trong việc bình ổn giá nhằm ổn định giá xăng dầu trong một thời kỳ hoặc không cho giá xăng dầu trong nước tăng quá mạnh, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng và ổn định an sinh xã hội.

Đối với Quỹ BOG, Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án quy định:

Phương án 1: Giữ nguyên quy định về quản lý Quỹ BOG hiện hành;

Phương án 2: Tiếp tục giữ công cụ Quỹ BOG để điều hành giá xăng dầu, tuy nhiên có sửa đổi theo hướng quy định nguyên tắc sử dụng công cụ Quỹ bình ổn giá cụ thể.

Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ can thiệp điều hành giá thông qua việc điều chỉnh mức trích lập, chi Quỹ bình ổn giá khi giá xăng dầu công bố kỳ này so với kỳ công bố giá liền trước có biến động tăng từ 10% trở lên hoặc giảm từ 7% trở lên. Phương án này để vừa bảo đảm Nhà nước có thể điều hành khi cần thiết nhưng giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào giá xăng dầu;

Phương án 3: Bỏ Quỹ BOG. Với nội dung này, Bộ Công Thương lựa chọn phương án 2, theo đó tiếp tục có quy định về Quỹ bình ổn giá, tuy nhiên, có quy định cụ thể về các trường hợp phải sử dụng công cụ Quỹ bình ổn giá (trích lập và chi), đồng thời công thức giá có sự thay đổi theo hướng nhà nước chỉ công bố giá định hướng gồm các yếu tố về giá thế giới, các loại thuế, lợi nhuận định mức, các chi phí khác do các doanh nghiệp tự xác định và chịu trách nhiệm trước các cơ quan kiểm toán

Theo Bộ Công Thương, việc lựa chọn phương án 2 nhằm bảo đảm giá xăng dầu dần theo thị trường, phản ánh đủ chi phí phát sinh của doanh nghiệp, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, giúp duy trì nguồn cung ổn định cho thị trường.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người dân Australia thích thú thưởng thức nước dừa đóng hộp của Việt Nam

Người dân Australia thích thú thưởng thức nước dừa đóng hộp của Việt Nam

Người tiêu dùng Australia đã có cơ hội thưởng thức nhiều nhãn hàng nước dừa “product of Vietnam” (sản phẩm của Việt Nam) tại hệ thống các siêu thị lớn ở quốc gia châu Đại Dương này như Coles, Harris Farm.
Việt Nam tham dự Hội chợ Trung Quốc-ASEAN với quy mô lớn nhất, sau nước chủ nhà Trung Quốc

Việt Nam tham dự Hội chợ Trung Quốc-ASEAN với quy mô lớn nhất, sau nước chủ nhà Trung Quốc

Với mục tiêu khôi phục hệ thống phân phối, phát thị trường xuất khẩu sản phẩm mới, khu gian hàng thương mại Việt Nam trong Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) với sự tham gia của 120 doanh nghiệp với 200 gian hàng, tổng diện tích khoảng 4.000 m2. Việt Nam tiếp tục là quốc gia có quy mô lớn nhất tại hội chợ, sau nước chủ nhà Trung Quốc.
36 biển số ô tô "siêu đẹp" được đấu giá công khai trong ngày 21 và 22/9

36 biển số ô tô "siêu đẹp" được đấu giá công khai trong ngày 21 và 22/9

Trong phiên đấu giá ngày 21-22/9 sẽ có 36 biển số ô tô "siêu đẹp", "ngũ quý", "tứ quý" nằm trong dải số của Hà Nội, TPHCM, Hải Dương… được đưa ra đấu giá.
Cơ hội để hàng Việt tiến sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Cơ hội để hàng Việt tiến sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Các tập đoàn lớn trên thế giới như: Aeon, Uniqlo (Nhật Bản); Walmart, Amazon, Boeing, AES (Mỹ); Carrefour, Decathlon (Pháp); Central Group (Thái Lan)... đang có mặt tại Việt Nam để kết nối giao thương, đây là cơ hội rất lớn để hàng hóa Việt Nam tiến sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Khu vực Mỹ Latinh - thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng hóa Việt

Khu vực Mỹ Latinh - thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng hóa Việt

Không chỉ là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như hàng dệt may, da giày, nông thủy sản... Mỹ Latinh còn là khu vực cung ứng nguyên phụ liệu quan trọng cho ngành sản xuất của Việt Nam với các sản phẩm thế mạnh như ngô, đậu tương, thức ăn chăn nuôi...
Sớm hoàn tất thủ tục đưa quả sầu riêng Việt Nam sang Ấn Độ

Sớm hoàn tất thủ tục đưa quả sầu riêng Việt Nam sang Ấn Độ

8 tháng năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 300.000 tấn sầu riêng tươi đến 24 thị trường. Hiện nay, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn tất thủ tục, mở cửa thị trường cho quả sầu riêng sang Ấn Độ - thị trường tỷ dân rất tiềm năng.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 80% sau 10 năm

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 80% sau 10 năm

Hoa Kỳ luôn là đối tác nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đạt kỷ lục 2,15 tỷ USD, tăng 80% so với cách đó 10 năm, trước thời điểm hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện vào năm 2013.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Ngày Lễ Thất Tịch ăn gì, làm gì để gặp may mắn

Ngày Lễ Thất Tịch ăn gì, làm gì để gặp may mắn

Thời điểm đẹp nhất để cúng Rằm tháng Bảy năm nay

Thời điểm đẹp nhất để cúng Rằm tháng Bảy năm nay

Quảng Ninh thuộc TOP 3 địa phương có doanh thu du lịch từ 10.000 tỷ đồng trở lên

Quảng Ninh thuộc TOP 3 địa phương có doanh thu du lịch từ 10.000 tỷ đồng trở lên

Tăng cường điều kiện hoạt động cho cơ quan báo chí trực thuộc

Tăng cường điều kiện hoạt động cho cơ quan báo chí trực thuộc

150 doanh nghiệp Việt Nam - Israel kết nối giao thương trong lĩnh vực công-nông nghiệp, năng lượng

150 doanh nghiệp Việt Nam - Israel kết nối giao thương trong lĩnh vực công-nông nghiệp, năng lượng

Việt Nam - đối tác quan trọng của Isarel tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam - đối tác quan trọng của Isarel tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Đài Loan: Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong Quý II giảm 6,58% so với cùng kỳ

Đài Loan: Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong Quý II giảm 6,58% so với cùng kỳ

Petrolimex được vinh danh Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023

Petrolimex được vinh danh Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023

Giá hàng hoá nguyên liệu tiếp tục giảm mạnh

Giá hàng hoá nguyên liệu tiếp tục giảm mạnh

Tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu

Tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu

Bộ trưởng Công Thương: Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ

Bộ trưởng Công Thương: Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ

Chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra vụ việc buôn bán đồng hồ đeo tay giả mạo nhãn hiệu

Chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra vụ việc buôn bán đồng hồ đeo tay giả mạo nhãn hiệu

Hoa Kỳ mở cửa thị trường với quả dừa sọ Việt Nam

Hoa Kỳ mở cửa thị trường với quả dừa sọ Việt Nam

Xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

Xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

Xử phạt trên 300 triệu đồng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vi phạm về chất lượng

Xử phạt trên 300 triệu đồng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vi phạm về chất lượng