Bộ trưởng Công Thương: Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ

Trong Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 15/8, tham gia trả lời chất vất các câu hỏi của ngành Nông nghiệp liên quan đến việc tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, hiện hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, nhiều mặt hàng nổi bật như: gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều...
Tháng 7/2023, xuất khẩu cao su đạt mức cao nhất kể từ đầu năm Hoa Kỳ mở cửa thị trường với quả dừa sọ Việt Nam Đưa công nghệ vào thực thi Quy định chống phá rừng của EU trong ngành cà phê Xuất khẩu gạo tiếp tục "tô sáng" bức tranh cho hàng nông sản Mali tạm ngừng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản

Cụ thể, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong những năm qua giá trị hàng hóa và giá trị xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, đóng góp không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của cả nước và đóng góp vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển ngành Nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân.

Nhiều hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng, khẳng định được vị trí vững chắc trên trường quốc tế. Hiện hàng nông sản của nước ta đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, trong đó một số mặt hàng như: gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, tôm, cá tra, đồ gỗ... đã chiếm thị phần khá lớn trên thế giới.

Bộ trưởng Công Thương: Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn trong Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra chiều 15/8

Tuy nhiên, chỉ ra những hạn chế của ngành Nông nghiệp trong những năm qua, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, nền kinh tế nông nghiệp nước ta vẫn quy mô nhỏ lẻ, phân tán nên hoạt động nuôi trồng diễn ra tự phát, manh mún và theo phong trào dẫn đến có lúc không kiểm soát được nguồn cung cho xuất khẩu.

Thứ hai, tổ chức sản xuất manh mún khiến chất lượng nông, thủy sản của nước ta không đồng đều, khó kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm và khó áp dụng các chuẩn mực của thế giới về truy xuất nguồn gốc.

Thứ ba là còn thiếu sự liên kết theo chuỗi từ khâu sản xuất, thu gom, chế biến, tiêu thụ.

Thứ tư là thiếu sự liên kết, phân công lao động và tổ chức sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng và địa phương, dẫn đến tính chuyên hóa thấp, dễ xảy ra ùn ứ cục bộ và ảnh hưởng đến nguồn cung và thị trường. Điệp khúc “được mùa mất giá” vẫn cứ diễn ra hàng năm.

Thứ năm là xuất khẩu nông sản chủ yếu vẫn là sản phẩm thô, chưa có sản phẩm nông sản mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao và có thương hiệu mạnh.

Thứ sáu là phát triển thương mại nông lâm thủy sản chủ yếu tập trung vào thị trường xuất khẩu mà chưa quan tâm đúng mức đến thị trường trong nước với 100 triệu người tiêu dùng và khả năng tiêu thụ các loại hàng hóa ở các phân khúc khác nhau là rất lớn.

Bộ trưởng Công Thương: Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ
Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, để khắc phục được tình trạng nêu trên, thời gian tới, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tham mưu Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của ngành.

Thứ nhất, khẩn trương quy hoạch thành các vùng trồng, vùng nuôi, áp dụng khoa học công nghệ trong các khâu của quá trình sản xuất. Tăng cường tổ chức sản xuất, xuất khẩu theo chuỗi, liên kết tổ chức hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn; gắn sản xuất với những tín hiệu của thị trường, liên kết nông dân bằng các mô hình hợp tác xã kiểu mới; các khâu sản xuất, thu gom, chế biến, phân phối, tiêu thụ được đặt trong một chuỗi giá trị của doanh nghiệp.

Thứ hai, tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, kể cả những thị trường truyền thống và những thị trường mới còn nhiều tiềm năng.

Thứ ba, xây dựng nội dung đàm phán về mở cửa thị trường, kiểm dịch động thực vật và các yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan cho hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam và các tiêu chuẩn hàng của Việt Nam xuất đi các thị trường khác.

Thứ tư, đấu tranh hiệu quả với những hàng rào kỹ thuật thương mại bất hợp lý đối với nông sản Việt Nam để giữ vững thị trường. Theo dõi sát, phát hiện kịp thời hiện tượng gia tăng nhập khẩu đột biến để cùng trao đổi với các Bộ, ngành có liên quan có biện pháp phù hợp, góp phần bảo vệ chính đáng sản xuất trong nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ năm, tổng hợp hỗ trợ thông tin thị trường; đăng tải, công bố Bản tin thị trường Nông-Lâm-Thủy sản định kỳ hàng tuần trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương và tổ chức các hội nghị giao ban định kỳ với Thương vụ Việt Nam hàng tháng để định hướng thị trường cho các doanh nghiệp và các địa phương. Đồng thời, tăng cường cơ chế cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp để chủ động phòng tránh các vụ kiện phòng vệ thương mại ở nước ngoài.

Thứ sáu, đẩy mạnh hoạt động thu hút hợp tác đầu tư trong lĩnh vực logistics, tăng cường khuyến khích hợp tác giữa các doanh nghiệp lô tích để giảm chi phí của hàng hóa.

Thứ bảy, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất thật của các cái doanh nghiệp và cơ sở sản xuất.

Thứ tám, chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển qua đường biên giới, tránh buôn lậu và gian lận thương mại trong sản phẩm nông sản.

Đối với thị trường trong nước, Bộ trưởng đề nghị tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết nối giữa nhà cung ứng với nhà phân phối; tăng cường các hoạt động liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa các địa phương để thúc đẩy các địa phương tiêu thụ sản phẩm của nhau; kết nối các nhà cung ứng nguyên vật liệu với các nhà chế biến nông sản; hỗ trợ doanh nghiệp địa phương quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng và chỉ dẫn địa lý tại thị trường trong nước; chủ động làm việc với hệ thống phân phối lớn; cuối cùng là hỗ trợ các địa phương xây dựng đề án tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản, các hoạt động kết nối cung ứng hàng hóa cả trong nước và thị trường quốc tế.

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Điểu Huỳnh Sang - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước liên quan đến nhập khẩu điều nhân và điều thô sẽ ảnh hưởng nhất định đến sản xuất trong nước, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, đây là một thực tế.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, trong kinh tế thị trường, nhà nước, doanh nghiệp hay người sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ các quy luật rất khách quan của thị trường, đó là cung - cầu, giá trị cạnh tranh và lưu thông tiền tệ.

Dẫn chứng cho nhận định trên, Bộ trưởng cho biết, trong xuất nhập khẩu hàng hóa, hiện nay, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn đóng vai trò chủ lực chiếm 74% và hầu hết các nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp FDI cũng đều là hàng nhập khẩu. Điều này diễn ra tương tự với ngành điều, chúng ta phải nhập khẩu điều nhân và điều thô để duy trì và giữ vững ngành sản xuất điều cũng như giữ vững thương hiệu, thị trường.

Mặt khác, hiện nay, rào cản lớn nhất của ngành điều chính là cây điều, hạt điều Việt Nam được trồng với diện tích và sản lượng nhỏ, chất lượng không ổn định ảnh hưởng đến việc sản xuất, xuất khẩu, giữ vững thương hiệu.

“Nếu như trên cùng diện tích đó mà trồng cây khác hay nuôi con khác cho hiệu quả cao hơn, thì chúng ta cần phải tính”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu và đề nghị, trong thời gian tới, các địa phương có vùng trồng điều phải quy hoạch lại vùng trồng để có cái diện tích đủ lớn và áp dụng công nghệ để có chất lượng sản phẩm ổn định, có thể xuất khẩu, từ đó liên kết sản xuất, chế biến, bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu của các thị trường nhập khẩu.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại - du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại - du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Từ ngày 25/9 đến ngày 29/9, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tham gia Triển lãm Thương mại Quốc tế Uttar Pradesh 2024 (UPITS 2024) diễn ra tại Trung tâm Triển lãm India Expo Mart, thành phố Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào

Sáng 9/10/2024, các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tập trung tại thủ đô Viêng Chăn của Lào để tham dự diễn đàn khu vực thường niên nhằm tập trung giải quyết cuộc nội chiến kéo dài ở Myanmar và căng thẳng ở Biển Đông.
Công bố và trao Báo cáo “Chuỗi Cung ứng Điện gió ngoài khơi cho kịch bản phát triển nhanh của Việt Nam”

Công bố và trao Báo cáo “Chuỗi Cung ứng Điện gió ngoài khơi cho kịch bản phát triển nhanh của Việt Nam”

Sáng nay (4/10/2024), tại trụ sở Bộ Công Thương Việt Nam, Đại sứ quán Na Uy đã công bố và trao báo cáo "Chuỗi Cung ứng Điện gió ngoài khơi cho kịch bản phát triển nhanh của Việt Nam".
Thép không gỉ cán nguội Việt Nam lại bị điều tra tại Thái Lan

Thép không gỉ cán nguội Việt Nam lại bị điều tra tại Thái Lan

Thái Lan vừa khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam theo yêu cầu từ nguyên đơn là công ty TNHH Posco-Thainox Public.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu 6 giải pháp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu 6 giải pháp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

Ngày 2/10, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024, với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, UBND tỉnh Bến Tre đã tổ chức Hội thảo “Năng lượng mới và năng lượng tái tạo – Tiềm năng và nguồn lực đầu tư”.
Tăng cường kết nối với thị trường châu Mỹ, tận dụng lợi thế từ CPTPP

Tăng cường kết nối với thị trường châu Mỹ, tận dụng lợi thế từ CPTPP

Nhằm mang đến cơ hội quan trọng để phân tích và tối ưu hóa các lợi ích mà Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có thể mang lại cho các quốc gia thành viên và các đối tác tại Châu Mỹ, ngày 2/10/2024, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo “CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Mỹ”.
Doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia vào chuỗi sản xuất ô tô

Doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia vào chuỗi sản xuất ô tô

Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), thời gian qua, nhu cầu về phương tiện giao thông tại Việt Nam đang tăng nhanh, là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà sản xuất, kinh doanh ô tô.
Thương mại Việt Nam – Malaysia còn nhiều dư địa phát triển

Thương mại Việt Nam – Malaysia còn nhiều dư địa phát triển

Trong 8 tháng đầu năm 2024, thương mại song phương giữa Việt Nam và Malaysia tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực với kim ngạch đạt 9,62 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 1,9% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận