Bưu chính phục vụ thương mại điện tử chiếm gần 80% toàn bộ thị trường chuyển phát

Dung lượng thị trường bưu chính phục vụ thương mại điện tử chiếm đến 70% - 80% toàn bộ thị trường bưu chính chuyển phát. Đồng thời xuất hiện nhiều chuỗi giá trị liên quan như lưu kho, chuyển hoàn, thu hộ, chi hộ...
Triển khai mô hình Flagship Store trên các Sàn thương mại điện tử Tiền Giang: Phát hiện DN bán phân bón vi phạm nhãn qua website thương mại điện tử Một nền tảng thương mại điện tử của Alibaba bị Ủy ban Châu Âu điều tra Kiểm soát thương mại điện tử, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng Thương mại điện tử: Cuộc đua của những giá trị bền vững và dài hạn

Thông tin trên được ông Lê Quốc Anh- Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) chia sẻ tại Hội nghị tổng kết thi hành Luật Bưu chính. Theo ông, cùng với sự bùng nổ hoạt động thương mại điện tử, cơ cấu thị phần bưu chính chuyển phát đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ. Mặt khác, các sàn thương mại điện tử xuất hiện ngày càng nhiều và mở rộng hoạt động chuyển phát bưu gửi đến tận người nhận thay vì phụ thuộc vào các doanh nghiệp bưu chính. Vì vậy, Luật Bưu chính sửa đổi cần bổ sung các quy định đối với hoạt động bưu chính phục vụ thương mại điện tử (bao gồm thương mại điện tử xuyên biên giới), hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính của các sàn thương mại điện tử.

Tương tự, ông Đinh Thanh Sơn- Phó Tổng giám đốc Tổng công ty CP Bưu chính Viettel đề nghị xem xét bổ sung điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp bưu chính có hoạt động chuyển phát hàng hóa thương mại điện tử và thu hộ COD, tương tự như các điều kiện cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, bao gồm: vốn điều lệ tối thiểu, biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán, điều kiện về nhân sự, điều kiện về hạ tầng kỹ thuật để tạo khuôn khổ pháp lý, hạn chế trường hợp người sử dụng dịch vụ bưu chính bị chiếm dụng hoặc chiếm đoạt tiền COD.

Theo đại diện Công ty cổ phần Bamboship, hiện có tình trạng người mua hàng và người bán hàng trục lợi bằng các phương thức như đặt hàng ảo, “bom hàng” dẫn đến tổn thất chi phí cho các doanh nghiệp vận chuyển, nhưng Luật Bưu chính 2010 chưa có chế tài đối với người sử dụng dịch vụ bưu chính trong những trường hợp này.

Do đó, Bamboship kiến nghị Bộ TT-TT nghiên cứu có thêm nội dung quy định về chế tài xử lý người dùng có hành vi đặt hàng ảo, “bom hàng”.

Bưu chính phục vụ thương mại điện tử chiếm gần 80% toàn bộ thị trường chuyển phát

Theo báo cáo của Allied Market Research, trong năm 2022, tỷ lệ thanh toán COD (Cash On Delivery) tại Việt Nam chiếm tới hơn 80%, trong đó tỷ lệ trả hàng trung bình rơi vào khoảng 15% - 20%, điều này cho thấy người mua hàng lựa chọn phương thức COD chủ yếu vì lý do không tin tưởng vào sản phẩm được quảng cáo trên mạng và phải trực tiếp nhận hàng và kiểm tra thì mới an tâm trả tiền.

Trong giai đoạn vừa qua, việc sử dụng COD trong thương mại điện tử tại Việt Nam mang lại tiện lợi cho người tiêu dùng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hạn chế và thách thức cả cho người bán và dịch vụ giao hàng.

Trung tâm Tin học và Công nghệ số - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho hay, thanh toán bằng COD cũng mang lại nhiều rủi ro.

Cụ thể, về quản lý tiền mặt và rủi ro an ninh, việc thu tiền mặt tại điểm giao hàng đòi hỏi phải có một quy trình quản lý tiền mặt chặt chẽ, từ việc thu tiền đến việc chuyển tiền về công ty. Điều này không chỉ tăng chi phí vận hành mà còn tiềm ẩn rủi ro về an ninh tiền mặt và nguy cơ mất mát do gian lận hoặc cướp giật.

Về gian lận và hoàn hàng, COD cũng mở ra cánh cửa cho các hành vi gian lận, như việc đặt hàng giả mạo hoặc không thanh toán khi nhận hàng. Ngoài ra, tỷ lệ hoàn hàng thường cao hơn so với các phương thức thanh toán trực tuyến, gây tổn thất cho người bán và làm tăng chi phí logistics.

Bên cạnh đó, tốc độ giao dịch trong thanh toán bằng tiền mặt khi giao hàng thường kéo dài thời gian giao dịch, từ việc kiểm tra sản phẩm đến việc thu tiền, làm chậm quy trình giao hàng và ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng.

Do đó, Trung tâm này đang triển khai Hệ thống Giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử có tích hợp thanh toán đảm bảo (Escrow).

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 18/2/2025 đôn đốc các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Tập trung hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Tập trung hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2025, trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tập trung thực hiện và hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021 - 2025, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm 2025.
Chính phủ ban hành Nghị quyết đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt 8% trở lên năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt 8% trở lên năm 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024. Năm 2025, Chính phủ không chỉ tập trung vào cải cách môi trường kinh doanh mà còn đẩy mạnh phát triển kinh tế số và công nghiệp chế biến chế tạo, đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững với mục tiêu tăng trưởng GDP 8%.
Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 23/1/2025 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 (Kế hoạch).
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025.
Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, trong đó thống nhất chủ đề điều hành của năm 2025 là "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá".
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận