Cần có chính sách đặc thù để phát triển ngành thép

Bộ Công Thương vừa có báo cáo Chính phủ đề xuất xây dựng “Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó khẳng định, cần có chính sách đặc thù để giúp ngành thép phát triển hơn nữa.
Kiến nghị một số chính sách nhằm hạ nhiệt giá phân bón Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2022 Hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu

Phát triển nhanh nhưng mất cân đối giữa thượng nguồn và hạ nguồn

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 97/VPCP-CN ngày 05 tháng 01 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ về việc giao Bộ Công Thương nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Văn bản số 6501/BKHĐT-KTN ngày 27 tháng 10 năm 2021) và Bộ Tài nguyên môi trường (Văn bản số 6152/BTNMT-ĐCKS ngày 11 tháng 10 năm 2021) đề xuất xây dựng Chiến lược phát triển ngành thép, sau khi tổng hợp, Bộ Công Thương đã chính thức có báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, về năng lực cạnh tranh của ngành thép, báo cáo của Bộ chỉ ra rằng, nrong những năm gần đây, ngành thép đã có sự phát triển mạnh mẽ về năng lực cũng như công nghệ. Một số nhà máy thép có công suất lớn, chất lượng thép cao được đầu tư đi vào hoạt động như Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất, Công ty CP Gang thép Nghi Sơn, Khu liên hợp Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh… Tính đến năm 2021, năng lực sản xuất phôi thép của các doanh nghiệp trong nước là 27 triệu tấn/năm, trong đó thép cuộn cán nóng (HRC) là 7-8 triệu tấn/năm.

Cần có chính sách đặc thù để phát triển ngành thép
(Ảnh minh họa)

Với thép xây dựng, năng lực sản xuất trong nước khoảng 14 triệu tấn sẽ đảm bảo 100% cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng được một phần nhu cầu xuất khẩu. Trong đó, có 42% sản xuất là được sử dụng từ phế liệu thép nhập khẩu; có 58% sản xuất từ lò cao, sử dụng nguyên liệu là quặng sắt. Hay như thép phục vụ ngành cơ khí, chế tạo, Việt Nam cũng đã sản xuất và đáp ứng được một phần thép cuộn cán nóng HRC (khoảng 8 triệu tấn/năm).

Còn đối với các loại thép hợp kim, Việt Nam chưa sản xuất được các loại thép đặc biệt.

Tuy nhiên, bên cạnh các nhà máy xây dựng mới với công suất lớn như Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất, Khu liên hợp Gang thép Hưng Nghiệp Formosa, thép Nghi Sơn… thì các nhà máy sản xuất phôi thép còn lại chủ yếu có công suất nhỏ, thiết bị lạc hậu, năng lực sản xuất thép còn nhiều hạn chế. Các sản phẩm thép sản xuất trong nước chưa thể cung cấp đủ nhu cầu thép cho toàn bộ nền kinh tế.

Năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam được Bộ Công Thương nhìn nhận là khá thấp khi phần lớn các nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhà máy có công suất nhỏ, thiết bị lạc hậu, tiêu tốn năng lượng và nguy cơ về môi trường.

Bên cạnh đó, ngành thép của Việt Nam cơ bản phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài như: quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite… nên khi giá các nguyên liệu đầu vào biến động sẽ làm giá thép thành phẩm trong nước cũng phải điều chỉnh theo thị trường thế giới.

Bộ Công Thương dự báo, trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như: quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn…và giá quặng sắt, thép phế, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc… vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước.

Đáng chú ý, trong giai đoạn 2016-2021, ngành công nghiệp thép đã có sự phát triển nhanh nhưng mất cân đối giữa thượng nguồn và hạ nguồn. Các sản phẩm sau thép như tôn mạ kẽm, thép ống tăng trưởng tốt về giá trị sản xuất và xuất khẩu. Trong khi đó, các chủng loại thép hợp kim, đặc biệt là HRC – nguyên liệu đầu vào cần thiết cho nhiều ngành như sản xuất thép cán nguội (CRC), tôn mạ, ống thép, đóng tàu, cơ khí chế tạo có nhu cầu lớn, song năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên dẫn đến tiếp tục phải nhập khẩu với số lượng lớn.

Về lâu dài, để đảm bảo nhu cầu thép cuộn cán nóng HRC và các loại thép hợp kim, thép chất lượng cao trong nước cần tiếp tục thu hút và đầu tư một số Nhà máy liên hợp sản xuất thép lớn để phục vụ nhu cầu nội địa, giảm dần sự phụ thuộc vào thép nhập khẩu.

Tiềm năng phát triển thời gian tới rất lớn

Ngành thép có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là ngành công nghiệp nền tảng, vật liệu đầu vào cho các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như cơ khi chế tạo, công nghiệp hỗ trợ... Mặt khác, phát triển công nghiệp sản xuất thép lớn mạnh cũng là tạo nền tảng vững chắc và phát triển thị trường cho các ngành chế biến chế tạo, xây dựng, cơ khí... góp phần tạo nguồn cung ứng ổn định và nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của các ngành công nghiệp.

Ngành thép cũng đóng góp quan trọng cho quá trình chuyển dịch, đô thị hóa đất nước, tác động nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế- xã hội. Với mức tiêu thụ thép trên bình quân đầu người của Việt Nam (khoảng 240kg/1 người/năm) còn rất thấp so với các nước trong khu vực như Malaysia, Trung Quốc, dư địa và tiềm năng phát triển của ngành thép Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn. Mặc dù ngành thép có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng Bộ Công Thương cho rằng, tại thời điểm hiện tại, Việt Nam không có chính sách đặc thù, riêng biệt để thúc đẩy, cũng như định hướng để phát triển ngành thép.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, tính chung 4 tháng đầu năm 2022, sản xuất thép thành phẩm 4 tháng đầu năm 2022 đạt 11,433 triệu tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Bán hàng thép thành phẩm đạt 10,555 triệu tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt 2,454 triệu tấn, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cần có chính sách đặc thù để phát triển ngành thép
Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu của việc tự chủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân, cũng như quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất quốc gia. Do đó, để ngành thép phát triển bền vững và ổn định, Nhà nước cần phải xây dựng chính sách đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp thép tạo nền tảng cơ bản cho công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và bền vững.

Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo.

Theo dự báo sơ bộ, tổng nhu cầu thị trường các ngành chế tạo của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 có thể đạt tới 310 tỷ USD. Trong đó, nhu cầu thị trường từ cơ khí phục vụ công trình công nghiệp là 120 tỷ USD; cơ khí phục vụ xây dựng, nông nghiệp, chế biến là 15 tỷ USD; thiết bị tiêu chuẩn là 10 tỷ USD; giao thông đường sắt là 35 tỷ USD; tàu điện ngầm là 10 tỷ USD và ô tô là 120 tỷ USD.

Đây sẽ là thị trường rất lớn cho ngành thép trong nước, đặc biệt là các loại thép chế tạo, thép hợp kim chất lượng cao phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo, vốn là phân khúc hiện nay Việt Nam chưa tự chủ được trong sản xuất thép nội địa.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thiết thực hưởng ứng Ngày Trái đất 2024, chung tay bảo vệ môi trường

Thiết thực hưởng ứng Ngày Trái đất 2024, chung tay bảo vệ môi trường

Tại Việt Nam, cũng như nhiều Chiến dịch lớn về môi trường trên thế giới, sự kiện Ngày Trái đất được nhiều Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tích cực hưởng ứng với nhiểu hoạt động ý nghĩa, phù hợp.
Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore

Theo số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị nhập khẩu gạo từ thế giới của thị trường Singapore tăng mạnh ở mức 23,86% so với cùng kỳ, đạt gần 112,9 triệu SGD, theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore.
Phát động Giải thưởng báo chí đề tài tiết kiệm năng lượng 2024

Phát động Giải thưởng báo chí đề tài tiết kiệm năng lượng 2024

Ngày 22/4, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương), phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024.
Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Sáng 20/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và thời gian tới, nhất là trong mùa cao điểm nắng nóng 2024.
Đề xuất 2 chính sách mua bán điện

Đề xuất 2 chính sách mua bán điện

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với cựu Thủ tướng Anh, Chủ tịch điều hành viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu (TBI)

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với cựu Thủ tướng Anh, Chủ tịch điều hành viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu (TBI)

Ngày 16 tháng 4 năm 2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với ông Tony Blair, Cựu Thủ tướng Vương quốc Anh, Chủ tịch Điều hành Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu (TBI).
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, RON 95 vượt 25.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, RON 95 vượt 25.000 đồng/lít

Giá xăng trong nước hôm nay (17/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng còn giá dầu giảm. Đáng chú ý, mỗi lít xăng RON 95 tăng 410 đồng, giá bán vượt 25.000 đồng/lít.
Khẩn trương xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân

Khẩn trương xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 165/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về xây dựng, ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Cẩm nang phòng chống rủi ro từ tấn công từ mã độc tống tiền

Cẩm nang phòng chống rủi ro từ tấn công từ mã độc tống tiền

Tết Hàn thực và món ăn truyền thống: bánh trôi, bánh chay

Tết Hàn thực và món ăn truyền thống: bánh trôi, bánh chay