Cảnh báo thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của học sinh tiểu học

Nhiều phụ huynh có thói quen cho con đeo trang sức khi đi học hay đi ra đường. Tuy nhiên, hành động này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm đối với trẻ em.

Ngày 02/01/2024, Công an huyện Hoằng Hóa có tiếp nhận được trình báo của Bam Giám hiệu Trường tiểu học Hoằng Trung về việc: Trước giờ vào học buổi chiều cùng ngày, có một đối tượng nam giới khoảng 30 tuổi, mặc áo màu xanh đen đã có hành vi đi đến từng lớp học, dụ dỗ 11 em học sinh (tại các lớp 1A, 1B, 1C, 2A, 3B của trường tiểu học Hoằng Trung) tháo dây chuyển bạc và đưa cho đối tượng. Tổng giá trị tài sản bị mất khoảng hơn 06 triệu đồng. Vụ việc sau đó đã được nhà trường trình báo với cơ quan công an.

Ngay khi nhận tin báo về vụ việc, Công an huyện Hoằng Hóa đã đến Trường tiểu học Hoằng Trung, gặp gỡ Ban giám hiệu, các em học sinh và phụ huynh học sinh để nắm thông tin, làm rõ nội dung vụ việc. Đồng thời tiến hành các hoạt động điều tra, xác minh xác định được đối tượng thực hiện hành vi trên là Nguyễn Quang Đạt, sinh năm 1994, cư trú tại phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa. Công an huyện Hoằng Hóa đang tiếp tục điều tra, xử lý vụ việc theo quy định.

Công an tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo:

Ban giám hiệu các trường cần tăng cường nâng cao lực lượng bảo vệ, khi có người lạ vào trường phải xuất trình giấy tờ tùy thân. Chỉ cho phụ huynh đưa, đón con phía ngoài cổng trường. Giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên theo dõi, quản lý học sinh vào các giờ học…

Phụ huynh không nên cho con đeo những đồ trang sức có giá trị như vàng, bạc, đá quý đến trường học hay đến những nơi đông người. Việc cho con đeo trang sức đến lớp, đi ngoài đường hay đến chỗ đông người mà không có người lớn đi cùng đã vô tình đẩy con trẻ vào nguy hiểm. Bởi trẻ con rất dễ tin người lớn lại chưa đủ nhận thức để phân biệt thật – giả, chưa đủ khả năng để chống đối kẻ trộm cướp.

Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng đã có văn bản gửi các phòng giáo dục và đào tạo, các trường về việc tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán năm 2024.

Sở này yêu cầu các nhà trường tuyên truyền nâng cao nhận thức kỹ năng phòng tránh tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cảnh báo về các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như tài chính, ngân hàng, bất động sản, dự án đầu tư, môi giới việc làm, học tập lao động tại nước ngoài, kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử, tiền ảo...

Đặc biệt các nhà trường cần cảnh báo cình hình  thức lừa đảo trên không gian mạng qua tin nhắn rác, tin nhắn trúng thưởng... để cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và người học chấp hành pháp luật, đề cao cảnh giác, tăng cường các biện pháp quản lý, tự phòng ngừa, bảo vệ tài sản.

Theo thống kê của cơ quan Công an, thời gian qua, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản có nhiều diễn biến phức tạp, các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau, gây thiệt hại lớn về tài sản và bức xúc trong Nhân dân.

Các thủ đoạn chủ yếu mà đối tượng sử dụng là mạo danh giáo viên, nhân viên y tế nhà trường hoặc nhân viên y tế bệnh viện liên hệ trực tiếp với phụ huynh học sinh báo tin về việc học sinh, người nhà bị tai nạn, đang nhập viện cấp cứu, yêu cầu phải nhanh chóng chuyển tiền để đóng viện phí, cấp cứu bệnh nhân, từ đó chiếm đoạt tài sản.

Giả danh cán bộ đang công tác trong lực lượng Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Hải quan, Cảnh sát giao thông… bịa đặt thông tin người được gọi liên quan đến một vụ việc đang bị điều tra, xử lý vi phạm, dùng lời lẽ đe dọa, khiến người được gọi hoang mang, buộc phải chuyển tiền hoặc gửi các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP… từ đó chiếm đoạt tài sản của bị hại.

Giả danh người của các công ty, doanh nghiệp, ngành nghề (như bưu điện, xổ số, du lịch, giải trí…) gọi điện, nhắn tin cho người dân thông báo rằng họ trúng thưởng phần quà, chương trình khuyến mãi có giá trị cao hoặc đang có bưu phẩm từ nước ngoài gửi về... Đối tượng lừa đảo yêu cầu muốn nhận phần thưởng đó phải mua một sản phẩm hoặc chuyển trước một khoản tiền; hoặc điền các thông tin cá nhân vào các đường link website giả mạo do các đối tượng gửi đến, từ đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, chiếm đoạt tài sản của các bị hại.

Mạo danh là nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử... để hỗ trợ giải quyết các sự cố cho khách hàng hoặc hướng dẫn bị hại cách nâng cấp sim 4G, 5G, đóng cước phí thuê bao điện thoại...

Khi lấy được lòng tin của bị hại và bị hại làm theo hướng dẫn của đối tượng, chúng sẽ yêu cầu bị hại cung cấp dãy số OTP được gửi đến điện thoại của bị hại, cung cấp tài khoản ngân hàng... từ đó chiếm đoạt tài sản.

Mạo danh cán bộ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp, thậm chí đến trực tiếp để lừa đảo bán tài liệu, phương tiện, yêu cầu tổ chức các lớp tập huấn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm trục lợi. Đây không phải là hình thức lừa đảo mới nhưng do một số cơ sở chưa kịp thời nắm bắt thông tin, nhất là các cơ sở mới đưa vào hoạt động nên đã bị các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi lừa đảo.

Theo đó, các đối tượng giới thiệu mình là cán bộ Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy để yêu cầu làm các giấy tờ liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy, bán sách, tài liệu, phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ giá cao hơn thị trường; mời các cơ sở, doanh nghiệp tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và yêu cầu chuyển tiền. Sau khi sách và tài liệu được gửi tới người mua qua đường bưu chính, người mua phải trả tiền trước khi nhận bưu phẩm.

Tuy nhiên, người mua không thể liên lạc với số điện thoại của người gửi sau khi đã thanh toán. Đây không những hành vi vi phạm pháp luật, gây hoang mang, phiền hà cho người dân và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong thời gian qua.

Lợi dụng công nghệ “Deepfake” để làm giả cuộc gọi video nhằm chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn của các đối tượng là thông qua mạng internet thu thập hình ảnh, giọng nói của người dùng mạng xã hội, sử dụng công nghệ Deepfake tạo ảnh động, video giả mạo người dùng đang nói chuyện trực tuyến với cùng khuôn mặt, âm điệu giọng nói và cách xưng hô.

Sau đó, đối tượng tạo lập tài khoản giả mạo trên mạng xã hội trùng thông tin và ảnh đại diện với người dùng, kết bạn với nạn nhân trong danh sách bạn bè và nhắn tin vay mượn tiền theo kịch bản sẵn có.

Trong một số trường hợp, đối tượng chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội của người dùng để trực tiếp nhắn tin cho các nạn nhân trong danh sách bạn bè. Để tạo lòng tin với nạn nhân, đối tượng truyền tải Deepfake video có sẵn lên kênh video call, khiến nạn nhân nhận ra hình ảnh và giọng nói của người quen và nhanh chóng chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phó Thủ tướng Lê Thành Long là Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long là Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm

Ngày 18/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.
Cảnh giác với hành vi lừa đảo thông qua công cụ bảo mật tài khoản giả mạo

Cảnh giác với hành vi lừa đảo thông qua công cụ bảo mật tài khoản giả mạo

Mới đây, LastPass (công ty an ninh mạng tại Mỹ) đã đưa ra cảnh báo đến người dùng về thủ đoạn lừa đảo giả mạo bộ phận hỗ trợ khách hàng, dụ dỗ người dùng tải về ứng dụng có chứa mã độc nhằm tấn công thiết bị, chiếm đoạt thông tin nhạy cảm.
Cẩn trọng trước thủ đoạn lừa đảo giả mạo dịch vụ chăm sóc khách hàng Ebay

Cẩn trọng trước thủ đoạn lừa đảo giả mạo dịch vụ chăm sóc khách hàng Ebay

Mới đây, trang thông tin của Malwarebytes (phần mềm diệt virus uy tín tại Mỹ) đã đưa ra cảnh báo về những trang web giả mạo dịch vụ chăm sóc khách hàng của sàn thương mại điện tử Ebay, được các đối tượng xấu lập ra với mục đích đánh cắp thông tin nhạy cảm của người dùng.
Xuất hiện tình trạng mạo danh sàn thương mại điện tử từ Amzon nhằm chiếm đoạt tài sản

Xuất hiện tình trạng mạo danh sàn thương mại điện tử từ Amzon nhằm chiếm đoạt tài sản

Mới đây, sàn thương mại điện tử Amazon cho biết đơn vị này đã nhận được một số báo cáo về tình trạng mạo danh Amazon và nhân viên Amazon để thực hiện các hành vi lừa đảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi truy cập vào đường link do shipper gử

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi truy cập vào đường link do shipper gử

Thời gian qua, thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng (shipper) gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân ngày càng nở rộ với nhiều phương thức tinh vi hơn.
Cảnh báo chiêu trò phát tán thông tin sai lệch, quảng cáo thuốc trên mạng xã hội

Cảnh báo chiêu trò phát tán thông tin sai lệch, quảng cáo thuốc trên mạng xã hội

Tình trạng quảng cáo "lương y gia truyền" để bán các loại thuốc đông y được thổi phồng chữa khỏi nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư xuất hiện rầm rộ các kênh TikTok, YouTube.
Cảnh báo hàng loạt fanpage giả mạo các chương trình giải trí trên mạng xã hội

Cảnh báo hàng loạt fanpage giả mạo các chương trình giải trí trên mạng xã hội

Thời gian gần đây, liên tiếp xuất hiện các thủ đoạn giả mạo các ban tổ chức chương trình giải trí, đăng tải thông tin sai lệch nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng.
Người tiêu dùng cần cảnh giác khi thực hiện mua bán hàng hoá trên mạng xã hội

Người tiêu dùng cần cảnh giác khi thực hiện mua bán hàng hoá trên mạng xã hội

Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân nên thận trọng khi thực hiện giao dịch mua bán trên mạng xã hội hoặc qua hình thức trực tuyến; đồng thời cần thực hiện xác minh danh tính đối tượng, tìm hiểu độ uy tín của người bán và chất lượng sản phẩm trước khi mua hàng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận