Chính sách nào giúp Canada duy trì lạm phát thấp và ổn định

Theo Thương vụ Việt Nam tại Canada, Chính sách tiền tệ của Canada từ nhiều năm là chiến lược duy trì lạm phát thấp và ổn định, giúp người dân và doanh nghiệp tin tưởng vào giá trị đồng CAD.
Một số quy định cần biết khi xuất khẩu thuỷ sản sang Canada Tăng xuất khẩu gỗ vào Canada, cơ hội mở rộng thị trường Bắc Mỹ Canada tăng sản lượng dầu thô và khí đốt tự nhiên Việt Nam - Canada: Thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư trong công nghiệp và năng lượng

Tình hình lạm phát của Canada: Lạm phát là vấn đề nóng của Canada. Mặc dù lạm phát ở Canada trong các tháng cuối năm 2022 có giảm nhẹ so với mốc ghi nhận cuối tháng 6/2022 (8.1%), lần lượt từ tháng 7-11 xuống 7.6%, 7.0%, 6.9% và 6.8% và dự báo có thể xuống 6.4% vào tháng 12. Tính trung bình cả năm, Canada vẫn ghi nhận mức lạm phát cao nhất kể từ gần 40 năm qua (1/1983). Mức lạm phát giảm nhẹ trong các tháng cuối năm chủ yếu là do giá nhiên liệu giảm; giá quần áo, giáo dục và giải trí cũng giảm nhẹ; nhưng giá lương thực, vận tải và thế chấp nhà ở tiếp tục tăng cao.

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá của Canada: Chính sách tiền tệ của Canada có mục tiêu tạo động lực cho tăng trưởng, ổn định giá, hỗ trợ việc làm và đời sống tài chính của người dân; vì vậy, xuyên suốt chính sách tiền tệ của Canada từ nhiều năm là chiến lược duy trì lạm phát thấp và ổn định, giúp người dân và doanh nghiệp tin tưởng vào giá trị đồng CAD. Từ trước khi khủng hoảng lạm phát toàn cầu diễn ra, Canada đã đưa ra Chiến lược 5 năm 2021-2026 để điều hành chính sách tiền tệ uyển chuyển với mục tiêu lạm phát dao động trong biên độ từ 1-3%. Vì vậy, để giảm lạm phát, từ đầu năm đến nay, Canada đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm đưa lạm phát về mức mục tiêu trong vòng từ 6-8 Quý. Chính sách tiền tệ thắt chặt thể hiện ở việc Ngân hàng trung ương Canada đã tăng lãi suất liên tục 7 lần, từ mức 0.25% hồi tháng 1/2022 lên đến 4.25% vào tháng 12/2022. Canada là nước đẩy lãi suất lên nhanh và cao nhất trong các nền kinh tế G7. Theo Ngân hàng trung ương Canada, cần tăng lãi suất là do kinh tế Canada đang tăng trưởng quá nóng, cung không đáp ứng đủ cầu (thiếu lao động và thiếu hàng hoá đẩy giá lên); nếu tăng lãi suất sẽ làm giảm cầu (giảm tiêu dùng) và giảm vay tiêu dùng và đầu tư (vì chi phí vay đắt lên), từ đó sẽ giảm lạm phát.

Chính sách nào giúp Canada duy trì lạm phát thấp và ổn định

Về chính sách tài khoá, sau 2 năm thực hiện chính sách tài khoá nới lỏng với nhiều chương trình trợ giúp tài chính liên bang để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng Covid, từ tháng 3/2022, Canada đã công bố mục tiêu chính của chính sách tài khoá là nhằm giảm tỷ lệ nợ trên GDP thông qua kiểm soát chặt chẽ và cắt giảm chi tiêu của Chính phủ. Canada có một số điều kiện thuận lợi về thu ngân sách năm 2022 nhờ giá dầu tăng và nền kinh tế tăng trưởng khá tốt trong Quý 2-3/2022 sau khi mở cửa trở lại hoàn toàn. Trong năm 2022, Canada ngừng hoàn toàn các chương trình trợ giúp Covid và chuyển sang các gói đầu tư nhằm nâng cao năng suất của nền kinh tế và khả năng đổi mới để tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế dài hạn và các việc làm chất lượng cao. Bên cạnh đó, ngân sách còn dành để thực hiện mục tiêu chuyển đổi năng lượng, hướng đến nền kinh tế không phát thải. Mặc dù kiểm soát chi tiêu Chính phủ, Canada vẫn dành ngân sách để hỗ trợ những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất do lạm phát nhưng sẽ là động lực sau này của nền kinh tế Canada: trẻ em, sinh viên, người mới nhập cư và các gia đình trẻ thu nhập thấp. Với cách tiếp cận cân bằng, thắt chặt tài khoá hợp lý, chi tiêu có trọng tâm, trọng điểm, chính sách tài khoá của Canada hướng đến việc kiểm soát lạm phát nhưng không bóp nghẹt các cơ hội tăng trưởng.

Triển vọng lạm phát và tăng trưởng: Với việc áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt hợp lý và chính sách tài khoá thận trọng, lạm phát của Canada đã có dấu hiệu giảm nhẹ dần. Canada dự kiến ​​sẽ có mức thâm hụt ngân sách nhỏ nhất trong năm nay tính theo tỷ lệ GDP trong số các nước G7 và cho đến nay là quốc gia có nợ ròng chung của chính phủ thấp nhất tính theo tỷ lệ GDP trong G7. Tỷ lệ nợ liên bang trên GDP dự kiến ​​sẽ giảm mạnh hơn so với dự kiến ​​trong Ngân sách 2022 (thực tế là 3.6 vs. 4.6 dự báo). Tăng trưởng dự kiến ​​sẽ chậm lại ở mức 3,3% cho cả năm 2022 và xuống 1,5% vào năm 2023. IMF cũng dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Canada sẽ tăng vừa phải, quay lại mức khoảng 6% trước đại dịch vào năm 2023; lạm phát sẽ giảm dần và có thể đạt mục tiêu 2% vào cuối năm 2024. Mặc dù, Quỹ tiến tệ quốc tế hồi tháng 10 đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế 2023 đối với các nền kinh tế chủ yếu, theo đó, mức tăng trưởng của Canada bị hạ xuống từ 3% xuống 1.5%, tuy nhiên, ở mức này, Canada vẫn phát triển tốt hơn khu vực đồng euro và Hoa Kỳ (ngang bằng so với Nhật Bản).

Mặc dù các đánh giá của IMF khá khả quan, nhưng nhiều nhà kinh tế nhận định Canada thực sự không lạc quan như các con số phản ánh. Động lực tăng trưởng của Canada chủ yếu là do xuất khẩu, chi tiêu công, xây dựng nhà xưởng và tăng đầu tư vào hàng trữ kho. Xuất khẩu tăng nhưng chủ yếu là do tăng xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản. Hàng trữ kho vẫn giữ ở mức cao kể từ Covid đến nay (46.8 tỷ CAD), chủ yếu là trong lĩnh vực sản xuất, bán buôn và bán lẻ. Trong khi đó, đầu tư vào bất động sản (-4.1%) và chi tiêu hộ gia đình (-0.3%) lại sụt giảm. Khu vực dịch vụ cũng ghi nhận mức sụt giảm tăng trưởng so với năm 2021.

6/8 nhà kinh tế của các ngân hàng hàng đầu của Canada đều thống nhất cho rằng, lạm phát sẽ tiếp tục dai dẳng ở mức cao và khó đạt được mục tiêu về 3% vào cuối 2023 và 2% vào cuối 2024 của Ngân hàng trung ương Canada. Bởi vì ngoài các yếu tố bên ngoài tác động đến lạm phát (chiến tranh Ukraine, đứt gẫy nguồn cung, giá nhiên liệu tăng và giá hàng hoá tăng); Canada có nhiều yếu tố nội tại dẫn đến lạm phát như: giá nhân công cao, dự báo lạm phát của người tiêu dùng và doanh nghiệp đứng ở mức cao và do tình trạng chi tiêu công không đến đúng đích (các khoản hỗ trợ chi cho những nhóm doanh nghiệp và hộ gia đình không đủ điều kiện). Các nhà kinh tế cũng cho rằng lãi suất đẩy cao có thể có hiệu ứng cắt giảm chi tiêu, giúp giảm cầu của nền kinh tế, nhưng về dài hạn, việc tăng lãi suất chỉ kéo theo giảm tăng trưởng và giảm việc làm; và có vẻ như Canada đã bắt đầu rơi vào vòng xoáy: tăng giá lao động để thu hút và giữ nhân công, tăng giá hàng hoá để chi trả nhân công cao và đầu vào cao, sản xuất nhiều hơn để xuất khẩu phục vụ cầu của thị trường thế giới. Việc duy trì lãi suất cao còn có nguy cơ đẩy Canada vào suy thoái, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc tế của Canada, chất lượng sống của người dân và làm gia tăng bất bình đẳng xã hội.

Nhiều dấu hiệu cho thấy giảm lạm phát nhanh bằng tăng lãi suất đang dẫn đến giảm việc làm và suy thoái. Chỉ số PMI giảm mạnh kể từ sau tháng 7 và đứng liên tục ở mức dưới 50 điểm cho đến nay; tương tự như vậy với diễn biến của chỉ số sản xuất công nghiệp. Lòng tin kinh doanh trong năm 2022 sụt giảm dần qua từng tháng và đứng ở mức thấp hơn nhiều so với năm 2021. Chỉ số lạc quan của doanh nghiệp nhỏ cũng giảm liên tục từ đầu năm và đứng ở mức thấp 50.9. Chỉ số lòng tin tiêu dùng sụt giảm xuống 46.62 điểm vào tháng 11/2022, là mức thấp nhất ghi nhận trong 25 năm qua (không kể thời điểm tháng 4/2020, khi Covid bùng nổ). Các chỉ số dự báo về lạc quan tài chính, khả năng mua xe, mua nhà, tiết kiệm, đầu tư đều sụt giảm so với năm 2021. Vì vậy, chỉ số bán lẻ của Canada hầu như không tăng trưởng, bất chấp giá bán lẻ tăng cao do sự sụt giảm của lượng mua những hàng hoá giá trị cao.

Mặc dù vậy, vẫn có một số yếu tố hỗ trợ cho khả năng hạ cánh mềm của Canada (giảm lạm phát, khôi phục tăng trưởng bền vững) do thị trường lao động Canada hiện nay đang rất khan hiếm (tỷ lệ thất nghiệp Canada ở mức thấp kỷ lục); nhu cầu của thế giới đối với các hàng hoá xuất khẩu của Canada vẫn đứng ở mức cao cả về giá và về lượng; vì vậy, khó có kịch bản lãi suất cao dẫn đến suy thoái kinh tế ở Canada như ở các nước khác. Trong số các nước G7, Canada ít chịu tác động bởi việc sụt giảm tiêu dùng và nhu cầu sản xuất toàn cầu vì các hàng hoá xuất khẩu mà Canada có thế mạnh chủ yếu vẫn là nguyên vật liệu cơ bản. Việc Canada thực hiện cả chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt đã bắt đầu mang lại những hiệu ứng tích cực ban đầu: lạm phát bắt đầu giảm nhẹ, giá nhà đã hạ nhiệt khoảng 20% (dần trở về mức trước Covid và dự báo sẽ còn thấp hơn), lãi suất cao bắt đầu làm giảm cầu. Lương cơ bản của Canada cũng tăng đều đặn, giúp làm giảm áp lực của lạm phát làm chi phí sống tăng cao. Chính sách tài khoá thắt chặt, vì vậy, Canada đã giảm được tỷ lệ nợ liên bang và giảm thâm hụt ngân sách.

Với chính sách tiền tệ uyển chuyển và chính sách tài khoá phù hợp, một số chuyên gia khác cho rằng nguy cơ suy thoái ít khả năng diễn ra ở Canada. Các yếu tố như thiếu hụt năng lượng, đứt gẫy nguồn cung, áp lực cạnh tranh cao do thiếu thị trường… không phải là vấn đề lớn của nền kinh tế Canada. Thực tế, triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2023 và các năm tiếp theo phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố nội tại, đặc biệt là các giải pháp chuyển đổi nền kinh tế xanh và trung hoà carbon; các giải pháp cải thiện năng suất của nền kinh tế và cải thiện năng lực sản xuất công nghiệp, vận tải và logistics nội địa và đặc biệt, khả năng xử lý vấn đề già hoá dân số và thiếu hụt lao động.

Nền kinh tế Canada được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng không đồng đều trong vài năm tới. Những lĩnh vực như năng lượng (bao gồm cả năng lượng sạch và dầu khí), khai khoáng, nông nghiệp, thông tin truyền thông, được cho sẽ tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng của Canada. Các ngành bán buôn-bán lẻ, vận chuyển hàng hải, y tế, giáo dục ít có cơ hội tăng trưởng đột biến trong những năm tới do bản thân các ngành này đã phát triển tới ngưỡng. Trong khi đó, nhiều ngành trước đây chiếm tỷ trọng lớn của nền kinh tế sẽ tiếp tục là gánh nặng của nước này: ngành vận tải hàng không, du lịch.... Ngành xây dựng cũng sẽ có những tín hiệu không mấy khả quan trong thời gian tới, do chịu tác động quá tiêu cực từ sự phụ thuộc lao động nước ngoài. Khu vực chế biến chế tạo cũng được dự báo sẽ gặp khó khăn trong năm 2023 do sự sụt giảm nhu cầu và giá đầu vào tăng cao.

Trong bối cảnh này, có thể dự kiến quan hệ hợp tác đầu tư công nghiệp và năng lượng giữa hai nước Việt Nam-Canada trong năm 2023 sẽ gặp khó khăn, do tâm lý ngần ngại trong các quyết định đầu tư kinh doanh, ký kết hợp đồng của doanh nghiệp; cũng như do chính bối cảnh tiêu dùng sụt giảm của Canada. Việc Canada gần đây công bố chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp Canada vươn sang khu vực liệu có là một cú hích tích cực đến luồng đầu tư cũng chưa hẳn rõ. Về thương mại, việc chưa có đường bay trực tiếp giữa hai nước, và tình trạng tắc nghẽn cảng biển và thiếu năng lực vận chuyển nội địa tiếp tục kéo dài ở Canada cũng đẩy giá vận chuyển và thời gian vận chuyển, làm hàng hóa Việt Nam giảm tính cạnh tranh rõ rệt so với một số nước. Đối với Việt Nam, đây mới là khó khăn chủ yếu chứ không phải do lạm phát vì tiêu dùng của Canada có chậm lại đối với các hàng hoá Việt Nam có thế mạnh nhưng không giảm mạnh. Vì vậy, dự báo xu hướng thị trường Canada đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2023 còn rất nhiều bất định. Mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang địa bàn cao như năm 2022 tương đối khó đạt.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Một số quy định nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu (Phần 5)

Một số quy định nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu (Phần 5)

Tiếp theo 4 phần trước, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển tiếp tục cung cấp thông tin về Một số quy định nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu, trong đó, có quy định về nhãn thu thập riêng.
Tác động của Cuộc khủng hoảng Ngân hàng Credit Suisse đến nhiều nước trên thế giới

Tác động của Cuộc khủng hoảng Ngân hàng Credit Suisse đến nhiều nước trên thế giới

Credit Suisse là ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sỹ, là một trong số 30 ngân hàng toàn cầu, có chi nhánh ở khoảng 50 quốc gia trên thế giới. Đây được coi là một định chế “quá lớn để sụp đổ”. Cuộc khủng hoảng của Credit Suisse thời gian qua và việc ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ UBS mua lại để giải cứu Credit Suisse khỏi phá sản sẽ có những tác động khác nhau đến nhiều nơi trên toàn thế giới.
Quy định mới của EU về dư lượng hóa chất áp dụng trên nông sản, thực phẩm

Quy định mới của EU về dư lượng hóa chất áp dụng trên nông sản, thực phẩm

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cung cấp thông tin về quy định của EU về dư lượng arsen, hoạt chất isoxaben, novaluron và tetraconazole áp dụng trên nông sản, thực phẩm để độc giả tham khảo.
Algeria gọi thầu thực hiện 15 nhà máy điện mặt trời

Algeria gọi thầu thực hiện 15 nhà máy điện mặt trời

Tập đoàn điện khí Sonelgaz của Algeria vừa ra thông cáo gọi thầu trong nước và quốc tế để thực hiện 15 nhà máy điện mặt trời tại 11 tỉnh phía Nam và cao nguyên nước này với tổng công suất 2000 megawat (trong đó mỗi nhà máy có công suất từ 80 đến 220 MWc).
Thái Lan: Xu hướng đồng Bạt giảm giá

Thái Lan: Xu hướng đồng Bạt giảm giá

Xu hướng đồng Bạt giảm giá phản ánh xu thế dòng tiền tiếp tục dịch chuyển khỏi thị trường chứng khoán Thái Lan.
Đan Mạch hướng tới các giải pháp xanh trong thiết kế thời trang và dệt may

Đan Mạch hướng tới các giải pháp xanh trong thiết kế thời trang và dệt may

Các doanh nghiệp trong ngành thời trang và dệt may Đan Mạch đang hướng tới các giải pháp xanh tương lai, thúc đẩy đầu tư nghiên cứu xanh trong thiết kế thời trang và dệt may.
Đan Mạch thực hiện Chiến dịch kiểm soát đối với một số sản phẩm năm 2023

Đan Mạch thực hiện Chiến dịch kiểm soát đối với một số sản phẩm năm 2023

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thú y Đan Mạch vừa công bố chiến dịch kiểm soát trong năm 2023, theo đó sẽ kiểm soát quá trình lên men của xúc xích, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, tuyên bố về sinh thái, đường in trên bánh ngọt và cocktail, sản phẩm tổng hợp từ nước thứ ba và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm nhập khẩu.
Thái Lan và Ma-lai-xi-a tăng cường hợp tác năng lượng

Thái Lan và Ma-lai-xi-a tăng cường hợp tác năng lượng

Tập đoàn Dầu khí PTTEP (Thái Lan) tiếp tục tăng cường sản xuất dầu và gas thông qua việc hợp tác với 02 doanh nghiệp của Ma-lai-xi-a gồm Petronas Carigali Sdn Bhd (PCSB) và Petroleum Sarawak Exploration & Production Sdn (PSEP).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Ngày Lễ Thất Tịch ăn gì, làm gì để gặp may mắn

Ngày Lễ Thất Tịch ăn gì, làm gì để gặp may mắn

Thời điểm đẹp nhất để cúng Rằm tháng Bảy năm nay

Thời điểm đẹp nhất để cúng Rằm tháng Bảy năm nay

Quảng Ninh thuộc TOP 3 địa phương có doanh thu du lịch từ 10.000 tỷ đồng trở lên

Quảng Ninh thuộc TOP 3 địa phương có doanh thu du lịch từ 10.000 tỷ đồng trở lên

Tăng cường điều kiện hoạt động cho cơ quan báo chí trực thuộc

Tăng cường điều kiện hoạt động cho cơ quan báo chí trực thuộc

150 doanh nghiệp Việt Nam - Israel kết nối giao thương trong lĩnh vực công-nông nghiệp, năng lượng

150 doanh nghiệp Việt Nam - Israel kết nối giao thương trong lĩnh vực công-nông nghiệp, năng lượng

Việt Nam - đối tác quan trọng của Isarel tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam - đối tác quan trọng của Isarel tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Đài Loan: Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong Quý II giảm 6,58% so với cùng kỳ

Đài Loan: Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong Quý II giảm 6,58% so với cùng kỳ

Petrolimex được vinh danh Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023

Petrolimex được vinh danh Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023

Giá hàng hoá nguyên liệu tiếp tục giảm mạnh

Giá hàng hoá nguyên liệu tiếp tục giảm mạnh

Tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu

Tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu

Bộ trưởng Công Thương: Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ

Bộ trưởng Công Thương: Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ

Chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra vụ việc buôn bán đồng hồ đeo tay giả mạo nhãn hiệu

Chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra vụ việc buôn bán đồng hồ đeo tay giả mạo nhãn hiệu

Hoa Kỳ mở cửa thị trường với quả dừa sọ Việt Nam

Hoa Kỳ mở cửa thị trường với quả dừa sọ Việt Nam

Xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

Xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

Xử phạt trên 300 triệu đồng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vi phạm về chất lượng

Xử phạt trên 300 triệu đồng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vi phạm về chất lượng