Cơ hội cho doanh nghiệp Việt thúc đẩy xuất khẩu sang Ấn Độ

Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng việc nhập khẩu các nguyên phụ liệu cho hoạt động sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, trong đó, chú trọng gia tăng nhập khẩu nhóm hàng nông thủy sản, gia vị, nhóm hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp...
Sầu riêng và nhiều hoa quả cùng vào vụ, đổ về cửa khẩu, Lạng Sơn ra khuyến cáo Việt Nam tiếp tục thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc Pin mặt trời xuất khẩu sang Mỹ tiếp tục được miễn 3 loại thuế Châu Phi sẽ nhập khẩu 17,7 triệu tấn gạo trong 2023

Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, Ấn Độ vừa ban hành Chính sách Ngoại thương năm 2023. Chính sách sẽ gắn liền với việc Ấn Độ thực hiện đơn giản hóa hoạt động kinh doanh thông qua quản lý, cấp phép và phê duyệt các giấy tờ trực tuyến, cắt giảm thủ tục hành chính và cắt giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Với Chính sách Ngoại thương này, Ấn Độ mong muốn có thể thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hoạt kinh doanh, thương mại, giúp tiết kiệm thời gian và tài chính cho doanh nghiệp; đẩy mạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất trong nước để hiện thực hóa Chiến lược “Make in India”.

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt thúc đẩy xuất khẩu sang Ấn Độ
Chính sách Ngoại thương của Ấn Độ sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này, đặc biệt là đối với các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thủy sản...

Đáng chú ý, đối với Việt Nam, Chính sách Ngoại thương của Ấn Độ sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp, nhất là nhóm hàng nông thủy sản, gia vị; nhóm hàng phục sản xuất nông nghiệp, máy móc thiết bị nông nghiệp.

“Đây sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và mong muốn thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, đặc biệt là đối với các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản gồm: cà phê, hạt tiêu, hạt điều, quế, hồi, gừng, nghệ..., thủy sản nguyên liệu, phân bón, hóa chất, máy móc nông nghiệp, các sản phẩm hàng tiêu dùng...”, Vụ Thị trường châu Á-châu Phi nhận định.

Cũng theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Ấn Độ là nhà sản xuất nông sản lớn thứ hai trên thế giới và là nền kinh tế lớn thứ ba về sức mua tương đương. Thị trường thực phẩm của Ấn Độ đang mở rộng nhanh chóng và có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng, cùng các chính sách kinh tế và khuyến khích tài chính hấp dẫn.

Ấn Độ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch của Việt Nam với các nước Nam Á khác.

Trong khi đó, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 23 trên thế giới và lớn thứ 4 trong khu vực ASEAN của Ấn Độ. Năm 2022, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đạt 15 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Việt Nam và Ấn Độ còn nhiều tiềm năng và lợi thế hợp tác trong các lĩnh vực như nông, thủy sản, sản xuất công nghiệp, dệt may, da giày.

Trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Ấn Độ đạt 4,9 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 2,7 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam sang Ấn Độ vẫn đạt kim ngạch tăng so với cùng kỳ. Cụ thể: gỗ và sản phẩm từ gỗ (đạt 21 triệu USD, tăng 171%); giày dép các loại (đạt 73 triệu USD, tăng 20%); hàng dệt, may (đạt 44,6 triệu USD, tăng 2,7%); sản phẩm từ cao su (đạt 5,2 triệu USD, tăng 21%); cà phê (đạt 27 triệu USD, tăng 73%); sắt thép các loại (đạt 142 triệu USD, tăng 590%)…

Trước đó, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cũng đưa tin: Từ ngày 3-5/11/2023 tại Trung tâm triển lãm Pragati Maidan, thủ đô New Delhi, Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ và Hội nghị Thế giới thực phẩm Ấn Độ (World Food India - WFI 2023) lần thứ 2 do Bộ Công nghiệp Chế biến Thực phẩm Ấn Độ phối hợp với Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (FICCI) tổ chức.

World Food India 2023 sẽ có sự tham gia của các công ty lớn trên toàn cầu cũng như các công ty Ấn Độ từ lĩnh vực nông sản; thực phẩm chế biến; ứng dụng khoa học công nghệ và các ngành liên quan. Triển lãm sẽ tập trung vào lĩnh vực, giới thiệu các thế mạnh của Ấn Độ trong các gian hàng quốc gia, cũng như có các gian hàng cấp bang nơi các bang của Ấn Độ sẽ trưng bày các sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền. World Food India 2023 sẽ là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa đặc trưng của Việt Nam tới người dân Ấn Độ cũng như các nước trên toàn thế giới, mở ra cơ hội giao thương, hợp tác mới.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nghị định số 40/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

Nghị định số 40/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 40/2025/NĐ-CP ngày 26 tháng 2 năm 2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp gỡ song phương Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp gỡ song phương Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc

Ngày 25/02/2025, tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã có buổi gặp gỡ, trao đổi song phương với Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Ahn Duk-geun.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm khả thi cao nhất

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm khả thi cao nhất

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đã được lãnh đạo Chính phủ xác định là nhiệm vụ đặc biệt cấp bách để nhanh chóng tìm ra các giải pháp cung cấp đủ điện trong giai đoạn phát triển tăng tốc sắp tới của đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp triển khai Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp triển khai Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Chiều ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên – Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng (Ban chỉ đạo) – đã chủ trì cuộc họp triển khai Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao

Ngày 19/2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao của Tập đoàn Syre.
Hội đàm giữa Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và đồng chí Trần Cương, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc

Hội đàm giữa Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và đồng chí Trần Cương, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc

Sáng ngày 19 tháng 02 năm 2025, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi hội đàm với đồng chí Trần Cương, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc nhân dịp sang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Với 99,78% tổng số Đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, sáng 19/2/2025, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Bộ Công Thương phát động toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025

Bộ Công Thương phát động toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025

Bộ Công Thương đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các đơn vị thuộc Bộ Công Thương; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào "Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025".
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận