Công tác quản lý, tổ chức lễ hội Tết Nguyên đán Quý Mão có nhiều chuyển biến tích cực
Ngay từ đầu năm 2023, thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 18/11/2022 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023, Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết nguyên Đán Quý Mão vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/1/2023 về việc tăng cường công tác phòng chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023, Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 30/12/2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, Công văn số 155/BYT-DP ngày 11/01/2023 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023, Công văn số 5256/BVHTTDL-VP ngày 29/12/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch mừng Xuân Quý Mão 2023, nhằm đảm bảo các hoạt động du lịch trong dịp Tết Nguyên Đán, góp phần quảng bá du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: (1) Tăng cường công tác quản lý điểm đến, kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn, đặc biệt là các dịch vụ lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch, hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch, ăn uống, dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch và các cơ sở vui chơi giải trí; (2) Phối hợp với các cơ quan chức năng bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kiên quyết các hành vi đeo bám, gây phiền hà cho du khách; thực hiện các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phòng chống các loại dịch bệnh, nhất là phòng ngừa lây nhiễm dịch COVID-19; (3) Chỉ đạo Ban quản lý các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức các hoạt động phục vụ khách du lịch trong dịp Tết Nguyên Đán.
Lễ khai Hội xuân Yên Tử 2023 |
Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Ninh Thị Thu Hương cho biết, công tác tuyên truyền về ý nghĩa văn hóa, ứng xử văn minh tại các lễ hội trong nhiều năm qua khá tốt. Hầu hết các lễ hội lớn đều rất chú trọng công tác này. TMột số lễ hội có không gian hành lễ chật hẹp thì công tác tuyên truyền cũng phải nhấn mạnh nhiều hơn về ứng xử văn minh, lành mạnh...
Một vấn đề khác là đổi tiền lẻ, rải tiền lẻ, đặt tiền công đức ở những nơi thờ tự. Đây là vấn đề Bộ VHTTDL và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiều năm qua và tiếp tục trong năm nay tập trung nhắc nhở, khuyến cáo trong những văn bản hướng dẫn gửi tới các địa phương để chấn chỉnh sao cho phù hợp với thuần phong mỹ tục, tránh những hình ảnh mất mỹ quan tại nơi thờ tự. Ngay trước mùa lễ hội, Bộ VHTTDL cũng đã có công văn gửi Trung ương GHPGVN về nội dung tăng cường thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội, cơ sở thờ tự Phật giáo. Trong văn bản này, Bộ VHTTDL cũng đề nghị Trung ương GHPGVN hướng dẫn đồng bào phật tử và bà con thực hiện biện pháp phòng ngừa các hiện tượng mê tín dị đoan, không đốt đồ mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo đảm bảo phù hợp với thuần phong mỹ tục, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống.
Đồng thời, tham gia, phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội theo quy định của Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.
(Ảnh: IT) |
Năm nay, nhiều địa phương đã gửi Bộ VHTTDL kịch bản, phương án tổ chức cụ thể, đặc biệt đối với một số lễ hội còn tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn khi tổ chức các hoạt động phần hội. Cục Văn hóa cơ sở cũng đã có công văn góp ý cụ thể. Về cơ bản, vấn đề rà soát, kiểm tra các phương án bảo đảm an toàn, an ninh trật tự cho các hoạt động lễ hội đã được các địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc.
Tháng 01/2023, Cục Văn hóa cơ sở đã đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử về lễ hội nhằm quản lý và tổ chức lễ hội trên phạm vi cả nước. Theo đó Cổng sẽ hệ thống hóa tất cả lễ hội trong cả nước. Người dân có thể truy cập thông tin về các lễ hội, từ xuất xứ, ý nghĩa, giá trị đến phong tục tập quán... Từ đó các địa phương có thể căn cứ vào số lượng các lễ hội đang có ở địa phương để phân cấp quản lý; đồng thời cơ quan văn hóa có liên quan lên kịch bản và phương án linh hoạt để tổ chức lễ hội theo phạm vi.
Căn cứ vào sự phân cấp ở Cổng dữ liệu này, UBND các tỉnh ban hành kế hoạch kiểm tra cũng như phương pháp quản lý, cách thức quản lý lễ hội...