Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đến vấn đề lao động, việc làm, xã hội
Hiệp định EVFTA dự kiến giúp tăng thêm việc làm khoảng 146.000/năm, tập trung vào những ngành thâm dụng lao động và có tốc độ xuất khẩu cao sang thị trường EU. Mức tăng thêm việc làm trong một số ngành dự kiến như sau: dệt may tăng 71.300 (năm 2025) và 72.600 (năm 2030) mức tăng tương ứng so với năm 2018 là 1,2%, 2,3% và 2,4%; ngành da giày có tốc độ tăng việc làm là 4,3% và 3,8% vào các năm 2025 và 2030. Một số ngành khác cũng có số lượng việc làm tăng cao là vận tải hàng không (1,5% vào năm 2025), vận tải thuỷ (0,9% vào năm 2025). Tuy nhiên một số ngành sẽ chịu tác động giảm việc làm như ngành lâm nghiệp, khai khoáng, sản xuất lúa gạo với mức giảm từ 0,26 đến 0,36%/năm.
![]() |
EVFTA không chỉ mang lại lợi ích về số lượng việc làm mà còn có khả năng làm tăng tiền lương của người lao động thông qua hoạt động của thị trường hiệu quả hơn và tác động lan toả về tiền lương từ các doanh nghiệp FDI. Theo tính toán, mức lương của các doanh nghiệp FDI sẽ cao hơn khoảng gần 1% so với doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, do các nền kinh tế của các nước thành viên EU đều phát triển ở trình độ cao hơn Việt Nam và mang tính bổ sung đối với nền kinh tế Việt Nam, nhập khẩu từ các nước EU phần lớn là không cạnh tranh trực tiếp, nên với một lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, ta có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh do tham gia EVFTA. Đặc biệt, do EVFTA bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp ta tăng trưởng bền vững hơn.
Bên cạnh đó, thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp hay việc thành lập Nhóm tư vấn trong nước (DAG) để thực thi các cam kết về thương mại và phát triển bền vững.
Tính đến thời điểm hiện tại, Nhóm DAG Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA có tổng cộng 7 tổ chức thành viên, bao gồm: (1) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (đại diện giới sử dụng lao động); (2) Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD); (3) Viện Công nhân – Công đoàn (trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam); (4) Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV); (5) Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS); (6) Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP); và (7) Hiệp hội Thang máy Việt Nam (VNEA).
Nhóm DAG Việt Nam được thành lập căn cứ quy định tại Điều 13.15 của Hiệp định EVFTA. DAG Việt Nam bao gồm các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận của Việt Nam, được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, đại diện cho các lợi ích chính đáng tại Việt Nam liên quan đến thương mại và phát triển bền vững. Chức năng chính của Nhóm DAG Việt Nam là tập hợp, trình bày quan điểm và đưa ra khuyến nghị, tư vấn đối với việc thực thi Chương Thương mại và Phát triển bền vững của Hiệp định EVFTA, phù hợp với cam kết tại Hiệp định. Các thành viên DAG Việt Nam hoạt động độc lập với cơ quan quản lý nhà nước mà DAG Việt Nam cung cấp tư vấn.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Bộ Công Thương tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm

Giá xăng dầu biến động nhẹ trong kỳ điều hành ngày 30/11/2023

Dành hơn 449 tỷ đồng tặng quà người có công dịp Tết Giáp Thìn 2024

Từ 4/12 sẽ bắt đầu Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2023

Đã có 07 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD

8 thương nhân tham gia đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023

Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 12 Ủy ban hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc

Quản lý, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của ngành Công Thương
Đọc nhiều / Mới nhận

Tạm giữ trên 10.500 sản phẩm thuốc lá điện tử tại 4 cơ sở kinh doanh ở Hà Nội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Thường trực BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ được phát hiện tăng 51,63%
