Cơ hội việc làm trong ngành Thương mại điện tử ngày càng mở rộng

Ngành Thương mại điện tử nhận về nhiều sự quan tâm của thí sinh khi thị trường mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển.
Kế hoạch đào tạo thương mại điện tử năm 2024 Kinh nghiệm phát triển thương mại điện tử tại Trung Quốc Tiền Giang: Xử phạt trên 40 triệu đồng đối với vi phạm trên môi trường thương mại điện tử Bộ Tài chính giải đáp thắc mắc về việc nộp thuế thu nhập từ sàn thương mại điện tử

Cơ hội việc làm trong ngành Thương mại điện tử ngày càng mở rộng, do sức mua của người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử tăng cao. Tuy nhiên, để tận dụng tốt cơ hội việc làm, bạn cần trang bị kiến thức chuyên môn vững chắc và sẵn sàng cập nhật xu hướng mới trong lĩnh vực này.

Vị trí việc làm lương cao ngành Thương mại điện tử

Theo thông tin web trường Đại học Đông Á, mức lương khởi điểm của nhân sự ngành Thương mại điện tử dao động 6 - 10 triệu đồng/tháng. Khi đã có kinh nghiệm làm việc, mức lương có thể lên đến 15 - 20 triệu/tháng.

Mức lương của ngành Thương mại điện tử được xếp theo vị trí việc làm. Với chuyên viên Digital Marketing, mức lương dao động 8 - 20 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm. Chuyên viên Kinh doanh trực tuyến có mức lương trung bình 8 - 18 triệu đồng/tháng.

Riêng chuyên gia SEO mức thu nhập cao hơn, dao động 10 - 25 triệu đồng/tháng và chuyên gia Quản lý Dữ liệu nhận về mức lương trung bình từ 15 - 35 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm.

Mức lương cao nhất thuộc về vị trí Giám đốc thương mại điện tử, với mức lương dao động từ 30 - 50 triệu/tháng hoặc cao hơn tùy theo năng lực. Để làm việc tại vị trí này, đòi hỏi bạn phải ít nhất 5 - 6 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương, 2 năm kinh nghiệm quản lý.

Ngoài ra, những người làm trong ngành này có thể tăng thu nhập bằng cách nhận thêm công việc ngoài giờ như: Nhân viên tư vấn bán hàng, chốt đơn hàng online, trực page bán hàng online, marketing online, sáng tạo nội dung, chạy quảng cáo.

Cơ hội việc làm trong ngành Thương mại điện tử ngày càng mở rộng

Tổ hợp môn xét tuyển ngành Thương mại điện tử

Thương mại điện tử là hoạt động kinh doanh thông qua nền tảng internet và mạng máy tính, vận dụng thành thạo các ứng dụng, tiện ích công nghệ nhằm tối ưu hóa việc vận hành mua bán trực tuyến của các doanh nghiệp.

Theo Cục trưởng Cục TMĐT và KTS Lê Hoàng Oanh, hiện nay, số lượng các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam là trên 500, trong đó có 36 trường đào tạo chuyên ngành TMĐT, trên 50 trường đào tạo học phần TMĐT. Con số này còn khá hạn chế để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Tùy từng trường đại học sẽ có khối thi xét tuyển riêng, phù hợp với tiêu chí tuyển sinh trường. Dưới đây là một số tổ hợp môn phổ biến đang được nhiều trường sử dụng để xét tuyển ngành Thương mại điện tử, thí sinh có thể tham khảo thêm để đưa ra cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất với năng lực bản thân.

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, tiếng Anh

C01: Toán, Ngữ văn, Vật lý

C02: Toán, Ngữ văn, Hóa học

C03: Toán, Ngữ văn, Sinh học

D01: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh

D07: Toán, Hóa học, tiếng Anh

D90: Toán, Khoa học Tự nhiên, tiếng Anh

Hiện nhiều trường top đầu đào tạo ngành Thương mại điện tử mang đến cho thí sinh nhiều sự lựa chọn: trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Thương mại, Học viện Bưu chính viễn thông, trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng), trường Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025

Tại Hội nghị toàn quốc được tổ chức sáng ngày 1/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo những nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển KTXH năm 2025.
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể

Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1485/QĐ-TTg ngày 29/11/2024 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Dự báo CPI tháng 11/2024 tăng 0,15%

Dự báo CPI tháng 11/2024 tăng 0,15%

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại dự báo, CPI bình quân cả năm sẽ không vượt quá 4% bởi nhiều yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá.
Một số thông tin về thị trường rau quả

Một số thông tin về thị trường rau quả

Theo Trung tâm Công nghiệp và Thương mại Bộ Công Thương, sản lượng hầu hết các loại trái cây chủ lực của cả nước trong 10 tháng năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm 2023 nhờ diện tích cho thu hoạch tăng, như: sầu riêng tăng hơn 20%; xoài tăng 3,6%; cam tăng 2,3%.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Chiều 12/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với tỷ lệ tán thành cao.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận