Danh sách thương nhân được cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đến ngày 22/1/2024
Chi tiết xem tại đây.
Theo quy định, trình tự các bước doanh nghiệp cần đăng ký để được Bộ Công Thương cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo gồm:
- Thương nhân nộp hồ sơ đến Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội;
- Bộ Công Thương kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương tiến hành thẩm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho thương nhân theo mẫu quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 12/2023 đạt 492.387 tấn gạo, thu về hơn 338 triệu USD, giảm 18% về lượng và giảm 15% về giá so với tháng 11.
Xuất khẩu gạo năm 2023 thu về gần 4,68 tỷ USD với gần 8,13 triệu tấn, tăng 14,4% về lượng và tăng mạnh 35% về trị giá so với cả năm 2022 |
Lũy kế cả năm 2023, xuất khẩu gạo thu về gần 4,68 tỷ USD với gần 8,13 triệu tấn, tăng 14,4% về lượng và tăng mạnh 35% về trị giá so với cả năm 2022. Đây là con số cao kỷ lục trong hơn 30 năm Việt Nam tham gia xuất khẩu gạo.
Giá xuất khẩu bình quân cả năm đạt 575 USD/tấn, tăng 18% so với năm 2022. Tháng 12 là tháng có giá xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay, so với đầu năm 2023, giá xuất khẩu đã tăng đến 32%.