Đẩy mạnh truyền thông để bảo vệ các loài động vật hoang dã, quý hiếm

Với vai trò là thành viên Ban chỉ đạo liên ngành thực thi pháp luật về kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc mua bán, vận chuyển tàng chữ trái phép động vật hoang dã trong nội địa.
Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với SCHOTT AG nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Cuộc chiến cần sự phối hợp Hội nghị triển khai các Quyết định của Bộ trưởng Công Thương về công tác cán bộ tại Tổng cục Quản lý thị trường

Nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng vẫn diễn ra

Báo cáo công tác kiểm tra kiểm soát ngăn chặn, xử lý buôn bán vận chuyển kinh doanh các loài động vật hoang dã của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, hiện nay, tình hình buôn bán động vật hoang dã diễn ra ngày càng tinh vi, đặc biệt nghiêm trọng và nguy hiểm. Việc tiêu thụ bất hợp pháp động vật hoang dã không chỉ hủy diệt quần thể các loài động vật trong tự nhiên, phá hủy hệ sinh thái, làm tổn hại đến đa dạng sinh học, môi trường, mà còn khiến Việt Nam suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.

Đồng thời, dẫn đến các hệ lụy về mặt xã hội như: gia tăng các vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới tập quán tiêu dùng thực phẩm, môi trường sinh thái, tài nguyên sinh vật, hình ảnh, uy tín của đất nước và con người Việt Nam...

Do vậy, thời gian qua, với vai trò là thành viên trong Ban chỉ đạo liên ngành thực thi pháp luật về kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục QLTT đã chỉ đạo Cục QLTT các tỉnh, thành phố tăng cường các biện pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã; kiểm tra, kiểm soát chống buôn bán, vận chuyển kinh doanh động vật hoang dã, đồng thời đấu tranh ngăn chặn các hành vi buôn bán, vận chuyển, buôn bán qua mạng, quảng cáo trái phép các loài, mẫu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Cùng với đó, tiếp tục chỉ đạo lực lượng QLTT cả nước thực hiện nghiêm Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 17/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã trái pháp luật...

Đẩy mạnh truyền thông để bảo vệ các loài động vật hoang dã, quý hiếm
Đẩy mạnh truyền thông để bảo vệ các loài động vật hoang dã, quý hiếm
Năm 2017, tại Thanh Hóa, các lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 31 cá thể tê tê với tổng trọng lượng 122,3 kg. Sau khi xác định hành vi vụ việc có dấu hiệu tội phạm đã được chuyển giao hồ sơ và tang vật cho cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận điều tra xử lý

Từ năm 2017 đến nay, theo số liệu thống kê liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của toàn lực lượng QLTT trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về hoạt động buôn bán động vật hoang dã cho thấy, các hoạt động buôn lậu thường diễn ra ở cấp quốc gia, các thương nhân chủ yếu mua bán, vận chuyển Ngà Voi; vận chuyển cá thể động vật Tê Tê, bì xác rắn; kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có dấu hiệu nghi vấn chế tác từ ngà voi như vòng đeo tay, mặt dây chuyền, chuỗi đeo tay, nanh trang sức mỹ nghệ các loại, răng loài Hà Mã, cá thể Hổ con, chân Gấu, thịt Hổ thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.

Hoạt động buôn bán động vật hoang dã diễn ra chủ yếu tại các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Bình Định, Kiên Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Hải Phòng... với các hành vi vi phạm chủ yếu như: mua bán, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu; không rõ nguồn gốc, xuất xứ; không niêm yết giá hàng hóa tại thời điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật; vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; mua bán lâm sản không có hồ sơ hợp pháp...

Điển hình, năm 2017, tại Thanh Hóa, phát hiện trên xe có 31 cá thể tê tê với tổng trọng lượng 122,3 kg, sau khi xác định hành vi vụ việc có dấu hiệu tội phạm đã được chuyển giao hồ sơ và tang vật cho cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận điều tra xử lý. Kết quả, Cơ quan cảnh sát điều tra đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự điều tra làm rõ. Cũng trong năm 2017, qua công tác nắm tình hình, phòng PC46, Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp Chi cục QLTT Thanh Hóa tiến hành dừng, kiểm tra xe ô tô phát hiện thu giữ 61 bì xác rắn đựng 562 khúc dạng sừng màu vàng nhạt (nghi ngà voi) có trọng lượng là 2.748 kg. Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa đã chuyển giao hồ sơ và tang vật cho cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận điều tra xử lý. Ngày 14/7/2017, cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã ra Quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ” để tiếp tục điều tra xử lý theo quy định pháp luật.

Năm 2019, tại tỉnh Bình Định đã phát hiện hàng hóa vận chuyển 08 chiếc Ngà voi trên xe không có hóa đơn chứng từ, sau khi xác định hành vi có dấu hiệu tội phạm đã chuyển cho Cơ quan điều tra - Công an tỉnh Bình Định để xử lý theo quy định pháp luật.

Đẩy mạnh truyền thông để bảo vệ các loài động vật hoang dã, quý hiếm
Lực lượng QLTT Kiên Giang kiểm tra phát hiện 02 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Rạch Giá đang kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có dấu hiệu nghi vấn chế tác từ ngà voi

Năm 2020, tại Kiên Giang kiểm tra phát hiện 02 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Rạch Giá đang kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có dấu hiệu nghi vấn chế tác từ ngà voi. Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng xác định các hành vi vi phạm của 02 doanh nghiệp này bao gồm: mua bán lâm sản không có hồ sơ hợp pháp; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; không niêm yết giá hàng hóa tại thời điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật. Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 Công ty, tổng số tiền xử phạt lên đến gần 1,2 tỷ đồng và tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm.

Cũng trong năm 2020, lực lượng QLTT Quảng trị phát hiện vận chuyển 05 cá thể động vật Tê Tê tương đương 19kg, có dấu hiệu tội phạm đã chuyển Công an xử lý.

Năm 2022, lực lượng QLTT kiểm tra, phát hiện 02 vụ tại TP. Hồ Chí Minh và Quảng Bình về hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Điều 244 Bộ Luật hình sự. Hàng hóa vi phạm là 67,7 kg nghi Ngà Voi, 03kg răng loài Hà Mã tại TP Hồ Chính Minh; 01 cá thể nghi là Hổ con, đã chết có trọng lượng 2,2kg; 04 cái chân động vật (nghi là chân Gấu) có trọng lượng 5kg và 2,5kg thịt (nghi là thịt Hổ) thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB tại Quảng Bình. Sau khi xem xét và xác định là vụ việc có dấu hiệu tội phạm đã tiến hành bàn giao 02 vụ việc trên cho Công an theo quy định.

Đẩy mạnh truyền thông để bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm
Lực lượng chức năng Hải Phòng phát hiện nửa tấn ngà voi trà trộn trong container sừng bò

Mới đây nhất, đầu tháng 2/2023, Cục QLTT Hải Phòng phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện một số lượng lớn ngà voi gồm 117 khúc với tổng trọng lượng khoảng 490kg được trộn lẫn vào sừng bò nuôi nhập lậu từ châu Phi vào cảng Lạch Huyện. Vụ việc vẫn đang tiếp tục phối hợp với các lực lượng có liên quan xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định.

“Với những nỗ lực của lực lượng QLTT cả nước nói riêng và các lực lượng chức năng khác nói chung, trong những năm gần đây, người dân không còn nuôi nhốt động vật rừng; các nhà hàng cũng không còn tình trạng kinh doanh trái phép động vật rừng, các sản phẩm từ động vật rừng. Một số hộ đã chủ động tự nguyện giao nộp các cá thể động vật hoang quý, hiếm rất có giá trị cho cơ quan có thẩm quyền để thả về môi trường sống tự nhiên”, báo cáo của Tổng cục QLTT nhấn mạnh.

Tăng cường công tác truyền thông

Theo lãnh đạo Tổng cục QLTT, dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn, xử lý buôn bán vận chuyển kinh doanh các loài động vật hoang dã, song, các hành vi vi phạm vẫn còn tái diễn, nhất là ở thời điểm các lễ hội diễn ra. Đưa ra nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm, báo cáo của Tổng cục cho biết, đó là do nhận thức của người dân, của xã hội trong việc thực hiện không săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm còn hạn chế; sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng còn chưa được chặt chẽ, thống nhất trong quá trình kiểm tra, xác định các dấu hiệu vi phạm...

Để ngăn chặn hiệu quả nạn buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép động vật hoang dã, Tổng cục QLTT đề xuất, cần thiết phải hoàn thiện và thống nhất hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời những bất cập trong các văn bản pháp luật về bảo vệ các loài hoang dã. Tăng cường thực thi pháp luật về công tác phòng, chống buôn bán trái pháp luật và bảo vệ, bảo tồn các loài hoang dã.

Đẩy mạnh truyền thông để bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm
Để ngăn chặn hiệu quả nạn buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép động vật hoang dã, Tổng cục QLTT đề xuất, công tác tuyên truyền phải được đặt lên hàng đầu

Ngoài ra, Tổng cục QLTT kiến nghị, công tác tuyên truyền phải được đặt lên hàng đầu, tập trung vào các chương trình đào tạo, tập huấn về nhận diện các loài động vật hoang dã và phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, cũng như kiến thức pháp luật liên quan đến xử phạt các hành vi vi phạm có liên quan.

“Xây dựng chương trình hội nghị, hội thảo về các nội dung liên quan đến việc ngăn chặn các hoạt động buôn bán vận chuyển động vật hoang dã trái phép nhằm tăng cường công tác trao đổi thông tin, phối hợp với các ngành chức năng về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật nhằm giúp các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, tuân thủ các quy định của pháp luật, cũng như phối hợp tổ chức triển khai lực lượng tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyến trái phép động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản từ nước ngoài qua biên giới, cửa khẩu vào Việt Nam”, Tổng cục QLTT đề xuất và khẳng định, sẽ tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi buôn bán, vận chuyển, kinh doanh các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và các sản phẩm, dẫn xuất có nguồn gốc từ các loài trên theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xử lý, ngăn chặn tên miền quốc tế vi phạm, lừa đảo trên Internet Việt Nam

Xử lý, ngăn chặn tên miền quốc tế vi phạm, lừa đảo trên Internet Việt Nam

Nhằm tăng cường triển khai các giải pháp xử lý kịp thời các lừa đảo, vi phạm sử dụng tên miền, tên miền quốc tế, ngày 21/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt "Kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu lạm dụng tên miền để vi phạm pháp luật", ban hành kèm Quyết định số 1811/QĐ-BTTTT.
Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy, giấu trong thức ăn cho chó, mèo

Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy, giấu trong thức ăn cho chó, mèo

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hà Nội đã hoàn tất quá trình điều tra và kết luận điều tra vụ án vận chuyển trái phép chất ma túy từ Cộng hòa Séc về Việt Nam.
Lực lượng QLTT tham gia tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá cho học sinh

Lực lượng QLTT tham gia tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá cho học sinh

Các buổi tuyên truyền này đã góp phần đáng kể nhằm nâng cao nhận thức cho các em học sinh về thuốc lá điện tử, thuốc lá thế hệ mới và tác hại của nó đối với sức khỏe con người.
Thu giữ gần 9.500kg xyanua sau hơn một tháng truy quét

Thu giữ gần 9.500kg xyanua sau hơn một tháng truy quét

Ngày 22/10, Công an TP Hồ Minh thông tin về kết quả đạt được sau hơn 1 tháng triển khai Kế hoạch “Tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn”.
Lực lượng QLTT chuyển hồ sơ nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan cảnh sát điều tra

Lực lượng QLTT chuyển hồ sơ nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan cảnh sát điều tra

Thời gian qua, lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện, thu giữ nhiều vụ việc hàng hoá có dấu hiệu là hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng. Trong đó, nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm đã được lực lượng QLTT chuyển đến cơ quan cảnh sát điều tra.
Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chiều 21/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường tiến hành thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước đối với ông Lương Cường bằng hình thức biểu quyết điện tử.
Gian lận trên môi trường thương mại điện tử “Muôn hình vạn trạng”

Gian lận trên môi trường thương mại điện tử “Muôn hình vạn trạng”

Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là vấn đề nhức nhối của xã hội.
Hà Nội sẽ rà soát các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

Hà Nội sẽ rà soát các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

Từ 28/10 đến 15/11, Thành phố Hà Nội sẽ điều tra, rà soát các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận