Để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Ngày 31/3/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kết thúc đàm phán FTA giữa Việt Nam và Israel Ủy viên Bộ chính trị - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc tại Petrolimex về thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại trong và ngoài nước GDP Quý I tăng 3,32%, ngành dịch vụ phục hồi mạnh nhờ du lịch Nhiều thị trường tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam

Mục tiêu tổng quát của Chương trình nhằm phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, nâng cao tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế.

Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; hình thành và phát triển nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2025 đạt khoảng 55%; đến năm 2030 khoảng 60 - 65% GDP.

Năng suất lao động tăng khoảng 5%/năm; hàng năm, khoảng 35 - 40% doanh nghiệp tư nhân có hoạt động đổi mới sáng tạo; thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khu vực tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4; nhiều doanh nghiệp khu vực tư nhân tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chú trọng phát triển bền vững cả về số lượng và chất lượng

Việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động nhằm quán triệt và chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục tập trung tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Chương trình hành động tiếp tục cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thành các nhiệm vụ cụ thể, gắn với chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện thực tế, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, khả thi cao nhất; kế thừa, phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, yếu kém trong tổ chức thực hiện ở giai đoạn trước; bổ sung đánh giá sự phát triển của kinh tế tư nhân, trong đó chú trọng sự phát triển bền vững cả về số lượng và chất lượng, trong xu hướng phát triển các ngành nghề mới liên quan đến kinh tế số, đổi mới sáng tạo.

5 nhiệm vụ chủ yếu

Chương trình đặt ra 5 nhiệm vụ chủ yếu: 1- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, nhất quán, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân; 2- Tiếp tục mở rộng khả năng tham gia thị trường của kinh tế tư nhân và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng; 3- Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng và tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực của kinh tế tư nhân; 4- Tiếp tục tập trung hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất; 5- Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thống nhất nhận thức, tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân.

Để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp

Triển khai các nhiệm vụ trên, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất khung pháp luật đối với hộ kinh doanh nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho hộ kinh doanh mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động và cơ chế, chính sách thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp; báo cáo Thủ tướng Chính phủ quý II năm 2024.

Đồng thời, nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất lĩnh vực nông nghiệp; phát triển các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp; nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng các giải pháp, chính sách khai thác hiệu quả thị trường nội địa; xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ số truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại, thao túng, chi phối thị trường, quan hệ cung - cầu hàng hóa, dịch vụ; tăng cường tính minh bạch và kiểm soát lạm dụng vị trí độc quyền kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác quy hoạch, huy động tổng hợp các nguồn lực từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa, nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của doanh nghiệp về mặt bằng sản xuất và các hạ tầng kỹ thuật cần thiết với chi phí hợp lý, đảm bảo kết nối thuận tiện với hệ thống giao thông, tăng cường liên kết giữa các khu, cụm công nghiệp và khu kinh tế.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trọng tâm là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; hỗ trợ để hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt ở một số ngành, lĩnh vực hoặc dẫn đầu trong chuỗi giá trị…

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Kiểm tra và xử lý nghiêm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử không kê khai, nộp thuế

Kiểm tra và xử lý nghiêm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử không kê khai, nộp thuế

Tổng cục Thuế vừa có Thư ngỏ gửi các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số tại Việt Nam.
Công an tỉnh Gia Lai cảnh báo các lỗ hổng bảo mật máy tính của cơ quan nhà nước

Công an tỉnh Gia Lai cảnh báo các lỗ hổng bảo mật máy tính của cơ quan nhà nước

Công an tỉnh Gia Lai vừa có Thông báo số 3731/CAT-PA05 về cảnh báo lỗ hổng bảo mật trên hệ thống thông tin cài đặt máy chủ Apache HTTP phiên bản cũ của cơ quan Nhà nước.
Phân khúc giá rẻ tiếp tục duy trì sức hấp dẫn trên các sàn thương mại điện tử

Phân khúc giá rẻ tiếp tục duy trì sức hấp dẫn trên các sàn thương mại điện tử

Với tình hình kinh tế hiện nay, thắt chặt chi tiêu vẫn là tiêu chí được nhiều gia đình áp dụng. Vì vậy, người tiêu dùng thường ưu tiên các sản phẩm có giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền.
Khung pháp lý đóng vai trò quan trọng khi ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Khung pháp lý đóng vai trò quan trọng khi ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Để giải quyết các mối quan ngại về đạo đức liên quan đến việc ứng dụng AI trong thương mại điện tử, khung pháp lý đóng một vai trò quan trọng. Các quy định có thể liên quan đến bảo mật dữ liệu, hướng dẫn về tính minh bạch của thuật toán và các biện pháp giảm thiểu thiên kiến thuật toán.
TP. HCM truy thu, xử phạt 1.318 trường hợp bán hàng online

TP. HCM truy thu, xử phạt 1.318 trường hợp bán hàng online

Cục Thuế TP. HCM vừa xử lý truy thu, xử phạt 1.318 trường hợp bán hàng online với tổng số tiền truy thu thuế, phạt chậm nộp hơn 72 tỷ đồng.
Công bố danh sách các nền tảng số quốc gia do các Bộ, ngành triển khai trên toàn quốc

Công bố danh sách các nền tảng số quốc gia do các Bộ, ngành triển khai trên toàn quốc

Bộ Thông tin và truyền thông vừa công bố danh sách 103 nền tảng số quốc gia do các bộ, ngành triển khai trên toàn quốc để địa phương khai thác, tránh trùng lặp.
Cảnh báo rủi ro an toàn thông tin liên quan đến sản phẩm của CrowdStrike

Cảnh báo rủi ro an toàn thông tin liên quan đến sản phẩm của CrowdStrike

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT-TT) vừa phát hiện rủi ro an toàn thông tin liên quan đến sản phẩm của CrowdStrike.
Thủ tướng: Phát huy vai trò tiên phong để tăng tốc, bứt phá chuyển đổi số

Thủ tướng: Phát huy vai trò tiên phong để tăng tốc, bứt phá chuyển đổi số

Sáng 19/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận