Đề xuất các nguyên tắc biên tập nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu
Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư hướng dẫn nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu.
Thời hạn lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Thông tư này sẽ kéo dài đến ngày 27/4/2023.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Tại dự thảo này, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất các nguyên tắc biên tập nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu, trong đó có các nguyên tắc chung như: Phải bảo đảm loại bỏ tất cả các nội dung vi phạm các quy định của pháp luật về báo chí, điện ảnh; bảo vệ trẻ em và đối tượng khác dễ bị tổn thương đối với các nội dung không phù hợp hoặc có thể có tác động tiêu cực.
Theo đó, đối với các chương trình giải trí, Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra các mức phân loại, bao gồm:
Loại P: Chương trình được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi;
Loại K: Chương trình được phép phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ, người giám hộ;
Loại T13: Chương trình được phép phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên;
Loại T16: Chương trình được phép phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên;
Loại T18: Chương trình được phép phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên;
Loại C: Chương trình không được phép phổ biến.
Theo quy định tại văn bản hợp nhất Nghị định 06/2016/NĐ-CP và Nghị định 71/2022/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh truyền hình, một điểm mới so với trước là quy định về quản lý biên tập nội dung theo yêu cầu (VOD) thích ứng với tính chất, đặc điểm của loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình theo yêu cầu trên mạng Internet - OTT TV VOD, phân nhóm nội dung để có các quy định biên tập phù hợp.
Trong đó, với nhóm chương trình thể thao, giải trí, doanh nghiệp được chủ động biên tập, phân loại trước khi cung cấp trên dịch vụ và hiển thị cảnh báo trong khi cung cấp dịch vụ, căn cứ theo nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung của Bộ Thông tin và Truyền thông và quy định của pháp luật liên quan, bảo đảm không vi phạm các điều cấm theo pháp luật Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Đề nghị lập chuyên án đấu tranh, xử lý buôn bán gia cầm nhập lậu

Thủ tướng ban hành quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành

Lấy ý kiến dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường

Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển người quản lý doanh nghiệp nhà nước

Rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng

4 trường hợp Cảnh sát đường thủy được dừng phương tiện để kiểm soát

Cắt giảm thực chất các thủ tục hành chính để thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp

Thêm ba nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP
Đọc nhiều / Mới nhận

150 doanh nghiệp Việt Nam - Israel kết nối giao thương trong lĩnh vực công-nông nghiệp, năng lượng

Bộ trưởng Công Thương: Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ
