Đề xuất 5 chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, công chức, viên chức

Bộ Nội vụ vừa dự thảo Nghị định quy định 5 chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức gồm: Tính chính trực, liêm chính (Điều 4); Tính khách quan, công bằng, bình đẳng (Điều 5); Sự đúng mực, tính thận trọng (Điều 6); Sự tận tụy và kịp thời (Điều 7); Năng lực và sự chuyên cần (Điều 8).
Đề xuất nâng mức mua sắm xe ô tô thực hiện nhiệm vụ đặc thù là 5 tỷ đồng/xe Đề xuất lao động nam có vợ sinh con được hưởng 2.000.000 đồng Bộ Nội vụ đề xuất bỏ 3 đối tượng bị tinh giản biên chế Đề xuất các nguyên tắc biên tập nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Tại dự thảo Nghị định của Chính phủ ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ, Bộ Nội vụ đề xuất 5 chuẩn mực đạo đức đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Theo Bộ Nội vụ, mục đích xây dựng và ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ nhằm đảm bảo sự liêm chính, văn minh, chuyên nghiệp, phù hợp với nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức; là cơ sở để cán bộ, công chức, viên chức tu dưỡng, rèn luyện bản thân, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác.

Dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 25 điều. Trong đó, quy tắc đạo đức chung là cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Tiếp công dân, các văn bản pháp luật khác có liên quan và quy định của ngành.

Đề xuất 5 chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, công chức, viên chức

Ngoài quy định chung, dự thảo Nghị định quy định 5 chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức gồm: Tính chính trực, liêm chính (Điều 4); Tính khách quan, công bằng, bình đẳng (Điều 5); Sự đúng mực, tính thận trọng (Điều 6); Sự tận tụy và kịp thời (Điều 7); Năng lực và sự chuyên cần (Điều 8). Cụ thể:

Tính chính trực, liêm chính

Theo đó về "Tính chính trực, liêm chính", Điều 4, dự thảo quy định: Cán bộ, công chức, viên chức thiết lập sự tin tưởng, độ tin cậy cho tổ chức, công dân trong quá trình làm việc; tuân thủ pháp luật và cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật.

Khi thực hiện công việc chuyên môn cán bộ, công chức, viên chức phải trung thực, trách nhiệm, thẳng thắn, không bao che các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức.

Cán bộ, công chức, viên chức không được lợi dụng vị trí công tác, chức vụ để mưu cầu lợi ích cá nhân; không để các thành viên gia đình, cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đòi hỏi hoặc nhận tiền, tài sản, những lợi ích khác liên quan đến công việc, nhiệm vụ do cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải quyết.

Cán bộ, công chức, viên chức phải công khai thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật; bảo vệ và giữ gìn tài sản của Nhà nước, không sử dụng tài sản của Nhà nước, của Nhân dân trái pháp luật.

Tính khách quan, công bằng, bình đẳng

Về "Tính khách quan, công bằng, bình đẳng", Điều 5 quy định: Cán bộ, công chức, viên chức phải vô tư, khách quan; căn cứ vào quy định pháp luật để giải quyết công việc cho công dân và tổ chức; không thiên vị nhằm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng trong quá trình giải quyết công việc.

Cán bộ, công chức, viên chức không thực hiện các hành vi bất bình đẳng, phân biệt đối xử dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội, thành phần kinh tế của cá nhân, tổ chức dưới mọi hình thức.

Sự đúng mực, tính thận trọng

Về "Sự đúng mực, tính thận trọng", Điều 6 quy định: Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải hành xử nghiêm túc, đúng mực, lịch thiệp, không được có lời nói, cử chỉ, hành động, trang phục phản cảm.

Cán bộ, công chức, viên chức phải hành động thận trọng, phù hợp với quy định chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và quy định pháp luật.

Cán bộ, công chức, viên chức không thu thập, sử dụng, phát tán thông tin của tổ chức, cá nhân trái quy định của pháp luật; không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

Sự tận tụy và kịp thời

Về "Sự tận tụy và kịp thời", Điều 7 quy định: Cán bộ, công chức, viên chức phải tận tụy với công việc, cống hiến hết mình trong thực hiện nhiệm vụ nhằm giải quyết nhanh nhất công việc được giao; không được tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

Cán bộ, công chức, viên chức không được trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao hoặc tự ý kéo dài thời gian giải quyết công việc mà không có lý do chính đáng.

Năng lực và sự chuyên cần

Điều 8 quy định về "Năng lực và sự chuyên cần": Cán bộ, công chức, viên chức phải thường xuyên học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, bản lĩnh nghề nghiệp và khả năng làm việc chuyên nghiệp.

Cán bộ, công chức, viên chức phải thường xuyên cập nhật, nắm bắt đầy đủ, kịp thời các quy định pháp luật liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ; các vấn đề quan trọng của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế.

Cán bộ, công chức, viên chức phải chuyên tâm, cần cù, chịu khó, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ trong AKFTA

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ trong AKFTA

Dự thảo Thông tư Quy tắc xuất xứ trong AKFTA áp dụng với cơ quan, tổ chức cấp C/O; Thương nhân; Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hoá...
Một số lưu ý khi áp dụng Nghị định 87/2024/NĐ-CP

Một số lưu ý khi áp dụng Nghị định 87/2024/NĐ-CP

Trong triển khai thực hiện Nghị định 87, vấn đề rất đáng lưu tâm với lực lượng QLTT là việc áp dụng văn bản xử lý đối với hành vi không niêm yết giá, cũng được quy định tại một số Nghị định quy định xử phạt VPHC trong các lĩnh vực được ban hành trước đây.
Công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế và bãi bỏ trong lĩnh vực cấp, quản lý căn cước

Công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế và bãi bỏ trong lĩnh vực cấp, quản lý căn cước

Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 4864/QĐ-BCA-C06 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được thay thế và bị bãi bỏ trong lĩnh vực cấp, quản lý căn cước thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an.
Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá thêm 10.000 đồng/bao

Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá thêm 10.000 đồng/bao

Bộ Tài chính đề xuất từ năm 2026, thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá vẫn giữ mức thuế 75% như hiện hành và áp dụng mức thuế tuyệt đối cho mỗi bao thuốc lá là 5.000 đồng, năm 2030 là 10.000 đồng.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước đối với 6 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước đối với 6 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng nay (22/7), Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 6 luật vừa được kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV thông qua.
Trường hợp được tăng lương hưu 2 lần từ 1/7/-2024

Trường hợp được tăng lương hưu 2 lần từ 1/7/-2024

Từ 1/7/2024, đối tượng được hưởng lương hưu trước 1/1/1995 được điều chỉnh tăng 15% lương hưu và có mức hưởng thấp hơn 3,5 triệu đồng/tháng thì tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm.
Điều kiện cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy

Điều kiện cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy

Doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh ngành nghề thi công, lắp đặt hệ thống PCCC và tư vấn thiết kế PCCC sau khi được cơ quan Công an cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Sửa quy định chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn

Sửa quy định chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận