Bộ Nội vụ đề xuất bỏ 3 đối tượng bị tinh giản biên chế

Tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Bộ Nội vụ vừa đề xuất bỏ 3 đối tượng bị tinh giản biên chế.
Đề xuất các nguyên tắc biên tập nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước Đề xuất bổ sung áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe Những điều cần biết về đề xuất Quy định chung về an toàn sản phẩm của EU

Cụ thể, 3 đối tượng đó là:

1- Lao động hợp đồng.

2- Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (không bao gồm Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động).

3- Người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội.

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ 3 đối tượng bị tinh giản biên chế

Một số trường hợp chưa xem xét giải quyết tinh giản biên chế

Về các trường hợp chưa giải quyết tinh giản biên chế, tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP quy định chưa xem xét giải quyết tinh giản biên chế đối với các trường hợp đang bị ốm đau, đang mang thai, nghỉ thai sản và nuôi con dưới 36 tháng để nhằm bảo vệ quyền lợi đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều cá nhân có nguyện vọng tinh giản biên chế vì họ không đủ sức khỏe để làm việc.

Theo đó, dự thảo đề nghị sửa đổi, nội dung này theo hướng chưa xem xét giải quyết tinh giản biên chế đối với các trường hợp này, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.

Bổ sung trường hợp tinh giản biên chế

Đối với các trường hợp tinh giản biên chế, dự thảo đề nghị bổ sung trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý cho phù hợp chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Thông báo số 20-KL/TW.

Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt trình độ đào tạo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trị việc làm đang đảm nhiệm, dự thảo đề nghị chỉ áp dụng quy định này đối với công chức, viên chức; riêng đối với cán bộ thì trong Đề án nhân sự để giới thiệu bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm nhân sự của mỗi nhiệm kỳ đã xác định rõ tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng và nhân sự cụ thể đề nghị không đặt vấn đề tinh giản biên chế đối với cán bộ chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm.
Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, thức ăn đường phố luôn tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP. Vì vậy, cần sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh.
Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Dịch vụ ăn uống trong mùa lễ hội mang tính chất thời vụ nên không được đầu tư đầy đủ, thường thiếu chuyên nghiệp, và xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Việc buôn bán hàng lậu dịp Tết bị xử lý hình sự thế nào?

Việc buôn bán hàng lậu dịp Tết bị xử lý hình sự thế nào?

Dịp Tết, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân tăng cao; tình trạng nhập lậu hàng hóa có thể xảy ra. Vậy, việc buôn bán hàng lậu dịp Tết bị xử lý hình sự thế nào?
Đề xuất 8 nhóm sản phẩm bắt buộc áp dụng truy xuất nguồn gốc

Đề xuất 8 nhóm sản phẩm bắt buộc áp dụng truy xuất nguồn gốc

Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) vừa có đề xuất xây dựng Thông tư quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, tiến độ hoàn thành tháng 12/2025.
Hành vi bán bánh kẹo, thực phẩm giả dịp Tết bị xử lý như thế nào?

Hành vi bán bánh kẹo, thực phẩm giả dịp Tết bị xử lý như thế nào?

Trong dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ các loại bánh kẹo, thực phẩm tăng cao. Đây cũng là thời điểm nhiều đối tượng lợi dụng đưa hàng giả vào thị trường. Vậy, hành vi bán bánh kẹo, thực phẩm giả dịp Tết bị xử lý ra sao?
Hành vi tăng giá bán các mặt hàng cao hơn giá niêm yết trong dịp Tết có bị xử lý không?

Hành vi tăng giá bán các mặt hàng cao hơn giá niêm yết trong dịp Tết có bị xử lý không?

Hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá, kê khai giá dịp Tết Nguyên đán sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận