Định hướng phát triển nguồn nhân lực ngành Công Thương thời gian tới
Đào tạo nhân lực QLTT: Sẵn sàng cho sự phát triển bền vững ở tương lai Diễn đàn Logistics Việt Nam 2021: Ưu tiên phát triển nhân lực và tập đoàn logistics |
Hội nghị được tổ chức nhằm thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2022 ban hành tại Quyết định số 2931/QĐ-BCT ngày 24/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Theo đó, tại Hội nghị, các báo cáo viên đến từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp là các đơn vị đầu mối trực tiếp xây dựng Nghị định, Thông tư sẽ trao đổi, phổ biến, hướng dẫn một số quy định mới trong quản lý Nhà nước về giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; các thầy cô giáo, cán bộ quản lý của các Trường hôm nay trở thành các học viên, cùng thẳng thắn trao đổi, thảo luận những vấn đề chưa sáng tỏ, những hạn chế, bất cập trong hoạt động thực tiễn của mình nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhât Tân phát biểu chỉ đạo Hội nghị |
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhât Tân cho biết, các báo cáo tại Hội nghị đã chỉ ra một số kết quả hoạt động của các Trường trong năm học 2021-2022. Qua đó, phác thảo bức tranh toàn cảnh về các Trường, đã nỗ lực hoàn thành “mục tiêu kép”, vừa chống dịch vừa đảm bảo chương trình đào tạo, tuyển sinh đạt hơn 91% kế hoạch đề ra, thích ứng và đa dạng ngành nghề đào tạo theo yêu cầu thị trường, chú trọng và đầu tư nghiêm túc, bài bản, có lộ trình cho việc kiểm định Trường, kiểm định chương trình, nghiên cứu khoa học có nhiều kết quả vượt trội với hơn 18 ngàn sản phẩm do giáo viên, sinh viên thực hiện…
Toàn cảnh Hội nghị |
Trong khuôn khổ Hội nghị, các trường đã tích cực gửi bài tham luận và phát biểu chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số, về xây dựng trường chất lượng cao và trung tâm thực hành vùng. Việc áp dụng thí điểm mô hình đào tạo kỹ sư thực hành của Nhật Bản tại Việt Nam đã hoàn thành chặng đường 5 năm, đạt được kết quả cơ bản làm nền tảng cho phát triển mô hình này trong giai đoạn tới…Một số đơn vị thuộc Bộ, đặc biệt là Cục Xuất nhập khẩu đã bước đầu hỗ trợ tích cực các Trường trong đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực logistic cho ngành Công Thương. Bên cạnh đó, qua báo cáo tổng kết và tham luận của các trường, ngoài những điểm sáng có công sức và sự nỗ lực của các cán bộ công nhân viên, người lao động, Hội nghị cũng đã thấy được các điểm khó khăn và hạn chế hiện tại trong công tác giáo dục đào tạo của Ngành.
Theo Thứ trưởng, để đóng góp cho việc xác định phương hướng năm học tới, ở góc độ quản lý nhà nước, đến với Hội nghị này, các Tổng cục/Cục/Vụ đã gửi bài tham luận, trực tiếp trao đổi, thảo luận và đưa ra nhận định về nhu cầu, định hướng phát triển nguồn nhân lực trong một số lĩnh vực chủ đạo của ngành Công Thương như: ngành điện, ngành thương mại trong nước, thương mại điện tử và kinh tế số. Thứ trưởng mong muốn, những ý kiến trao đổi tại Hội nghị sẽ góp phần tạo định hướng và chuyển biến tích cực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cơ cở đào tạo Bộ Công Thương.
Bên cạnh đó, Hội nghị cũng đã được nghe những ý kiến phát biểu xác đáng và những góp ý chân thành của những khách mời, những đại biểu đến từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các đại biểu đều đánh giá cao sự chủ động, nỗ lực cố gắng vượt khó của các cơ sở đào tạo của Bộ Công Thương trong năm học qua; đã lắng nghe ý kiến của các Vụ, Cục chức năng về định hướng phát triển nguồn nhân lực ngành Công Thương thời gian tới để từ đó, cùng thảo luận, góp ý với mong muốn công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Bộ Công Thương đạt kết quả cao hơn trong năm học tới.