Tiềm năng phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử trong tương lai

Để đạt được mục tiêu “Phát triển nguồn nhân lực trong thương mại điện tử” theo Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) quốc gia giai đoạn 2026 - 2030, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được nhắc đến là đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về TMĐT.
Tìm kiếm giải pháp đột phá cho thương mại điện tử xuyên biên giới khu vực ASEAN Hội nghị tập huấn “Kỹ năng kinh doanh trên môi trường số và kiến thức livestream” tại Gia Lai M-Commerce đang được coi là xu hướng tất yếu trong thương mại điện tử Liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử dẫn dắt sự phát triển của toàn vùng

Những năm gần đây, TMĐT là một trong trong những ngành học mang tính xu hướng cùng cơ hội việc làm rộng mở, đa dạng. Hiện nay, có nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo ngành học này.

Năm 2024, theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Thương mại, ngành TMĐT được đào tạo theo chương trình chuẩn. nhà trường dự kiến tuyển 220 chỉ tiêu cho ngành này trong năm nay.

Trong khi đó, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tuyển sinh 150 chỉ tiêu ngành TMĐT (Cơ sở phía Bắc) theo chương trình đại trà.

Còn tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân, ngành TMĐT dự kiến tuyển 60 chỉ tiêu với chương trình học bằng tiếng Việt. Nhà trường tuyển sinh theo 3 phương thức: Xét tuyển thẳng; Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024; Xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường.

Những năm gần đây, TMĐT là một trong trong những ngành học mang tính xu hướng

Năm 2024, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế dự kiến tuyển 200 chỉ tiêu cho ngành TMĐT. Tại Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP HCM, ngành TMĐT thuộc hệ đào tạo chính quy và tuyển 140 chỉ tiêu vào năm 2024, trong khi đó, Trường Đại học Văn Lang dự kiến tuyển 270 chỉ tiêu.

Xác định công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực TMĐT không chỉ dành cho đối tượng sinh viên tại các trường đại học nà còn cần quan tâm đến đối tượng giảng viên ngành TMĐT, năm 2023, Cục TMĐT và Kinh tế số đã phối hợp cùng Hiệp hội TMĐT Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Chương trình tập huấn về TMĐT và kinh tế số, gồm 03 buổi, tại Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng, dành cho giảng viên đến từ các trường đại học đào tạo về TMĐT trong cả nước. Chương trình nhằm mục tiêu giúp các giảng viên cập nhật các chính sách, xu hướng mới của kinh doanh số và công nghệ liên quan tới đào tạo TMĐT, hỗ trợ các trường bổ sung, sửa đổi chương trình đào tạo, bài giảng, học liệu, thực tập và kiến tập cho sinh viên. Qua đó, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên, đóng góp cho hoạt động xây dựng chính sách và pháp luật về kinh tế số, TMĐT và đào tạo TMĐT.

Cùng với việc đào tạo tại các trường đại học, công tác phát triển nguồn nhân lực về TMĐT tại các địa phương cũng được chỉ đạo sát sao. Ngay từ những tháng đầu năm, nhiều địa phương đã ban hành Kế hoạch phát triển TMĐT trên địa bàn, trong đó, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về TMĐT là một trong những nội dung quan trọng, được ưu tiên hàng đầu.

Nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương cập nhật những chính sách mới về TMĐT cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, Trung tâm Phát triển TMĐT (EcomViet) (Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương) thường xuyên phối hợp với các Sở, các sàn TMĐT xuyên biên giới như Amazon, Alibaba triển khai hàng loạt chương trình kết nối TMĐT kết hợp đào tạo, tập huấn TMĐT tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Các chương trình này đã thu hút được số lượng lớn đại biểu (Cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, các cơ sở đào tạo…) tham dự và được đánh giá tích cực về nội dung, đa dạng về hình thức...

Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2023, Hiệp hội TMĐT Việt Nam đã có cuộc khảo sát tại 238 cơ sở giáo dục đại học (không thuộc khối Quốc phòng – An ninh, Nghệ thuật hoặc đặc thù) cho thấy đã có 47% trường đào tạo học phần TMĐT, trong đó có tới 40 trường đào tạo ngành TMĐT với mã ngành 7340122. Ông Bùi Trung Kiên - Phó Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam cho biết, nếu có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các trường đại học với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo và TMĐT, cùng các tổ chức và doanh nghiệp, thì mục tiêu tới hết năm 2025 có 50% cơ sở giáo dục đại học triển khai đào tạo TMĐT là khả thi.

Điều đó sẽ tạo đà cho mục tiêu đề ra trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2026 – 2030 (có 70% cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đào tạo chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực TMĐT và 1.000.000 lượt học viên được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng ứng dụng TMĐT) ngày càng triển vọng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu và nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại tại thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương

Thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu và nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại tại thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương

Ngày 16/9, tại Bình Dương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cùng Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương Mai Hùng Dũng đồng chủ trì Hội thảo Thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu và nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại tại thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh 3 nhiệm vụ trọng tâm đối với ngành Công Thương

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh 3 nhiệm vụ trọng tâm đối với ngành Công Thương

Ngày 17/9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao trong 8 tháng năm 2024, những khó khăn vướng mắc và giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới.
Đã cấp điện trở lại cho trên 6 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ

Đã cấp điện trở lại cho trên 6 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ

Tính đến 17h00, ngày 16/9, hơn 6 triệu, tương đương với 97,9% khách hàng miền Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 đã được cấp điện trở lại.
Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga

Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga

Vừa qua, tại Moscow, LB Nga, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Chính phủ Nga Dmitry Chernyshenko đã đồng chủ trì Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật (UBLCP Việt – Nga). Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tham dự Khóa họp.
Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế

Với sự phục hồi dần của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trong 8 tháng năm 2024 khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực.
Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực trong 8 tháng năm 2024

Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực trong 8 tháng năm 2024

Theo Bộ Công Thương, trong 8 tháng năm 2024, sản xuất công nghiệp cho thấy xu hướng tích cực, tiếp đà đi lên cho thấy Việt Nam đang bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng tốt.
Đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng

Đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho hay tính đến sáng 16/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt (tương ứng với tỷ lệ 98%).
Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương

Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 7086/CĐ-BCT ngày 14 tháng 9 năm 2024 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; các đơn vị trực thuộc Bộ; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; các thương nhân, các hiệp hội ngành hàng sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa theo Công điện số 95/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận