Đưa thương mại điện tử đến gần hơn với người dân vùng Tây Bắc

Diễn ra trong 2 ngày, từ 22-23/6/2023, Hội nghị tập huấn về kỹ năng phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên thương mại điện tử cho các đơn vị, doanh nghiệp Tây Bắc được tổ chức tại Hội trường trung tâm tỉnh Lai Châu, với sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Cơ hội để doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới khu vực ASEAN TP.HCM ban hành kế hoạch phát triển thương mại điện tử năm 2023 Rào cản trong phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam Thương mại điện tử giúp kích cầu, tiêu thụ quả vải thiều trong nước

Kế hoạch số 1344/KH-UBND về việc phát triển thương mại điện tử tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025 thể hiện rõ định hướng của UBND tỉnh nhằm triển khai các hoạt động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong thương mại điện tử.

Đồng thời đặt mục tiêu hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Đưa thương mại điện tử đến gần hơn với người dân vùng Tây Bắc
Hội nghị tập huấn về kỹ năng phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet cho các đơn vị, doanh nghiệp Tây Bắc thu hút sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh

Theo đó, đến năm 2025, tỉnh Lai Châu đặt mục tiêu có 40% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 05 triệu đồng/người/năm; doanh số thương mại điện tử B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 10%/năm, đạt khảng 400 tỷ Việt Nam đồng, chiếm 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn tỉnh.

Cùng với đó, hướng đến, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian chiếm 60%; chi phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chiếm 10% giá thành sản phẩm trong thương mại điện tử; 70% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử; khai thác cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử. 50% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có thương nhân thực hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến.

Ngoài ra, tỉnh Lai Châu cũng phấn đấu, 50% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm cả mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử; 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng...

Đưa thương mại điện tử đến gần hơn với người dân vùng Tây Bắc
Các học viên nhiệt tình trao đổi tại Hội nghị

Nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển thương mại điện tử của tỉnh Lai Châu, Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị tập huấn về kỹ năng phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet cho các đơn vị, doanh nghiệp Tây Bắc trong 2 ngày, 22 và 23/6/2023.

Ông Võ Xuân Nam - Phụ trách Đào tạo, Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử cho biết, do hạ tầng giao thông không thuận lợi, dân số ít, người đồng bào dân tộc nhiều…, thương mại điện tử của Lai Châu nói chung còn nhiều hạn chế so với các địa phương trong cả nước.

Vì vậy, trong 02 ngày diễn ra Hội nghị, các diễn giả sẽ tập trung trao đổi với các doanh nghiệp, hợp tác xã nhiều nội dung quan trọng, mang tính gợi mở, định hướng phát triển thương mại điện tử Lai Châu thời gian tới như: Tổng quan về thương mại điện tử Lai Châu và các xu hướng thương mại điện tử trong thời đại công nghệ số; Tổng quan về thương mại điện tử Lai Châu và các xu hướng thương mại điện tử trong thời đại công nghệ số; Thiết lập tài khoản và kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử nổi tiếng ở Việt Nam như Shoppe, Lazada, Tiki, mạng xã hội Facebook, Zalo; Sáng tạo nội dung đa kênh, Cách thức triển khai nội đa kênh để tối ưu và tiếp cận khách hàng; Phát triển thương hiệu và kinh doanh hiệu quả trên sàn TMĐT Shopee và một số sàn thương mại điện tử nổi tiếng; Mô hình bán lẻ đa kênh Omni-channel, những cơ hội và thách thức trong sự thay đổi nhận thức của người quản lý với áp dụng các giải pháp số để tăng trưởng doanh số bán hàng trong hoạt động kinh doanh...

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

Báo cáo kinh tế - xã hội quý IV và cả năm 2024 từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý IV/2024 tăng 2,87% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, CPI cả năm 2024 tăng 3,63%, hoàn thành xuất sắc mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra, phản ánh sự ổn định và hiệu quả trong điều hành kinh tế vĩ mô.
Bứt phá tăng trưởng kinh tế: Chiến lược và giải pháp quyết liệt cho năm 2025

Bứt phá tăng trưởng kinh tế: Chiến lược và giải pháp quyết liệt cho năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12/2024 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng.
Tăng tốc, bứt phá hoàn thành vượt 15 chỉ tiêu năm 2024

Tăng tốc, bứt phá hoàn thành vượt 15 chỉ tiêu năm 2024

Tại Nghị quyết số 233/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2024, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương vừa tăng tốc, bứt phá để quyết tâm đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu, mục tiêu của năm 2024, vừa khẩn trương triển khai những nhiệm vụ mới, quan trọng, cấp bách; tạo đà, tạo lực, tạo thế, giữ nhịp cao hơn để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9/12/2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Kinh tế - xã hội 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng

Kinh tế - xã hội 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng

Chiều 7/12, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ.
Quốc hội quyết nghị chưa tăng tiền lương khu vực công trong năm 2025

Quốc hội quyết nghị chưa tăng tiền lương khu vực công trong năm 2025

Nghị quyết số 159/2024/QH15 của Quốc hội quyết nghị chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025

Tại Hội nghị toàn quốc được tổ chức sáng ngày 1/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo những nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển KTXH năm 2025.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận