Rào cản trong phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam

Dù mở ra nhiều cơ hội, tiềm năng, nhưng các doanh nghiệp Việt đang phải đối mặt với rào cản khi gia nhập sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
Cách nào để thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển mạnh và bền? Gần 900 doanh nghiệp tham gia Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới tại TP. HCM Cơ hội kết nối, đẩy mạnh xuất khẩu xuyên biên giới Sắp diễn ra Hội nghị Thương mại Điện Tử Xuyên Biên Giới “Tinh hoa Châu Á, Bứt phá toàn cầu”

Nhiều rào cản

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang tái thiết chuỗi cung ứng toàn cầu, làm thay đổi cuộc chơi xuất nhập khẩu hàng hóa.

Với hình thức xuất khẩu truyền thống: hàng hóa đưa từ nhà sản xuất qua nhà xuất khẩu - nhà nhập khẩu - nhà bán buôn - nhà bán lẻ và sau cùng là đến tay khách hàng. Hành trình này rất phức tạp, qua nhiều khâu trung gian làm tốn chi phí, thời gian.

Trong khi ở mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới, hàng hóa đi thẳng từ nhà máy, nhà xuất khẩu hay chủ thương hiệu đến tay khách hàng (B2C, B2B). Điều này giúp tối ưu hoá chuỗi cung ứng sản phẩm.

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) đánh giá, bên cạnh xu hướng thương mại điện tử trên di động, mạng xã hội, thì thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu hướng nổi bật.

Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử xuyên biên giới tăng hơn 2 lần so với thương mại điện tử nói chung. Tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ trên 20%/năm. Đây là một ngành mới được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế số của Chính phủ.

Rào cản trong phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam
Có 4 rào cản đối với doanh nghiệp xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Dù mở ra nhiều cơ hội, tiềm năng, nhưng các doanh nghiệp Việt đang phải đối mặt với rào cản khi gia nhập sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.

Theo Phó Cục trưởng Lại Việt Anh, có 4 rào cản đối với doanh nghiệp xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.

Thứ nhất, là rào cản về quy định, về kỹ thuật rất khắt khe của thị trường nhập khẩu.

Thứ hai, là rào cản về năng lực của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ, khi khó có thể có được đội ngũ chuyên nghiệp để nghiên cứu, đánh giá phát triển thị trường cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

Thứ ba, là rào cản về chi phí. Để tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, đòi hỏi chi phí rất lớn của doanh nghiệp. Bên cạnh chi phí sản xuất, phân phối thông thường, còn chi phí để đưa doanh nghiệp thâm nhập thị trường, chi phí vận tải, chi phí thanh toán ngoại tệ…

Thứ tư, là rào cản thông tin về những quy định của từng thị trường cũng như thông tin về nhu cầu đối với sản phẩm, thông tin về những quy định, khung khổ pháp lý của thị trường đó để có thể tham gia một cách hiệu quả và cạnh tranh cao nhất.

Rào cản trong phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam
Ông Gijae Seong cho rằng, Việt Nam đang ở giai đoạn mới trong quá trình chuyển từ xuất khẩu truyền thống sang xuất khẩu online, do vậy vẫn còn nhiều khoảng trống về chính sách cần khắc phục

Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho rằng, Việt Nam đang ở giai đoạn mới trong quá trình chuyển từ xuất khẩu truyền thống sang xuất khẩu online, do vậy vẫn còn nhiều khoảng trống về chính sách cần khắc phục.

“Có 88% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát nhận thức được tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với năng lực xuất khẩu của họ, nhưng 80% trong số đó cũng thừa nhận họ thiếu thông tin về các quy định liên quan ở thị trường nước ngoài như các quy định về tính tuân thủ sản phẩm. Những quy định này liên tục thay đổi theo thời gian, theo thị trường.

Ngoài ra, còn có những thách thức khác khi vận hành xuất khẩu online như logistics, thanh toán, pháp lý, xây dựng thương hiệu...”, ông Seong nói.

Có thể thấy, để gia nhập thương mại điện tử xuyên biên giới, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải cải thiện năng lực cạnh tranh, đầu tư mạnh mẽ hơn cho công nghệ, hạ tầng, nguồn nhân lực. Ngoài ra, khi tham gia thị trường xuất khẩu online, doanh nghiệp cần tìm hiểu các quy định về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa cũng như các quy định về pháp lý liên quan của thị trường nước nhập khẩu, bảo đảm hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng, có các chứng nhận phù hợp với yêu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh đào tạo kiến thức về marketing; xây dựng định hướng kinh doanh, bảo vệ thương hiệu trong thương mại điện tử xuyên biên giới. Đồng thời, doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình vận hành logistics trong thương mại điện tử xuyên biên giới, cách thức bảo quản hàng hóa hiệu quả và tính toán được phương án logistics tối ưu, chi phí thấp để hàng hóa có giá bán cạnh tranh nhất.

Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu

Đối với doanh nghiệp Việt Nam, thương mại điện tử và bán hàng xuyên biên giới đang mở ra những cơ hội mới và tiềm năng lớn. Việc tham gia vào thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên toàn quốc và thậm chí trên toàn thế giới, điều này mở rộng thị trường tiêu thụ và tạo ra nguồn thu lớn.

Ngoài ra, bán hàng xuyên biên giới cũng mang lại những lợi ích kinh tế đáng kể cho các doanh nghiệp. Cụ thể, việc xuất khẩu hàng hóa thông qua thương mại điện tử giúp gia tăng doanh số bán hàng và mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể nhập khẩu các nguyên liệu và sản phẩm chất lượng từ các thị trường quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm và cạnh tranh trên thị trường.

Rào cản trong phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam
Phó Cục trưởng Lại Việt Anh cho rằng, các doanh nghiệp nên tận dụng và thích ứng với xu hướng để tăng cường sự cạnh tranh và mở rộng quy mô kinh doanh

Báo cáo Access Partnership cho thấy, năm 2022, xuất khẩu từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng qua thương mại điện tử tại Việt Nam đạt giá trị 80,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,5 tỷ USD. Ngoài ra, dựa trên các xu hướng xuất khẩu gần đây và tốc độ hiện tại mà các doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử, doanh thu xuất khẩu qua thương mại điện tử ở Việt Nam có thể tăng lên 124,2 nghìn tỷ đồng, tương đương 5,5 tỷ USD vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) là 9%.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế số cho rằng, nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ (MSME) đẩy nhanh tốc độ áp dụng thương mại điện tử để xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ của mình, Việt Nam có thể thấy doanh thu xuất khẩu qua thương mại điện tăng lên 296,3 nghìn tỷ đồng (13 tỷ USD) vào năm 2027; tỷ trọng doanh thu mà MSME kiếm được cũng có thể tăng lên 67% từ mức chỉ 24% như hiện nay.

Khảo sát của Access Partnership với 300 MSME của Việt Nam cho thấy, 86% tin rằng họ không thể xuất khẩu nếu không có thương mại điện. Các MSME cũng đánh giá cao quy mô và khả năng tiếp cận của họ với một nhóm lớn người tiêu dùng toàn cầu ở nhiều quốc gia khác nhau.

Hầu hết, các MSME ở Việt Nam hiện đang xuất khẩu sang phần còn lại của Đông Nam Á và Trung Quốc và tiếp tục coi là hai khu vực xuất khẩu lớn nhất của họ trong tương lại. Tuy nhiên, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu nổi trội hơn trong các ưu tiên của MSME trong 5 năm tới.

Người tiêu dùng qua kênh thương mại điện các nương phương Tây trọng điểm cũng tiết lộ thông qua một số khảo sát rằng, cơ hội cho các MSME Việt Nam phục vụ nhu cầu về hàng hóa thông qua thương mại điện, với cả tần suất mua hàng và chi tiêu trung bình đều tăng kể từ năm 2020.

Điều này cho thấy, cơ hội xuất khẩu qua thương mại điện mang lại nhiều thuận lợi hơn cho các MSME khi được hỗ trợ về thông tin, nhu cầu khách hàng, thị hiếu và những tiêu chí mà các nước châu Âu, Hòa Kỳ đưa ra khá khắt khe.

Trong tương lai, thương mại điện và bán hàng xuyên biên giới dự kiến sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Vì thế, Phó Cục trưởng Lại Việt Anh cho rằng, các doanh nghiệp nên tận dụng và thích ứng với xu hướng này để tăng cường sự cạnh tranh và mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Đồng thời, các cơ quan chính phủ, tổ chức và công ty nghiên cứu cũng cần tiếp tục theo dõi và đưa ra các chính sách và giải pháp thích hợp để phát triển thương mại điện và bán hàng xuyên biên giới ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III/2024

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024.
Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 700/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 ban hành Danh mục nhiệm vụ triển khai Kế hoạch số 13-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại SCIC đến hết năm 2025

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại SCIC đến hết năm 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 690/QĐ-TTg ngày 17/7/2024 phê duyệt “Kế hoạch sắp xếp lại và Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đến năm 2025".
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5124/VPCP-TH ngày 18/7/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc nghiên cứu thông tin, báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt trên 1 triệu tỷ đồng

Thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt trên 1 triệu tỷ đồng

Thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trong cân đối lũy kế đến ngày 30/6 đạt 1,027 triệu tỷ đồng và bằng 60,4% dự toán năm 2024. So với cùng kỳ năm 2023, thu NSNN đã vượt 150.972 tỷ đồng và tăng 6,3% về tỷ lệ thực hiện.
Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản

Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản số 5029/VPCP-TH ngày 16/7/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.
Chỉ số MXV-Index về mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua

Chỉ số MXV-Index về mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/7, chỉ số MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua khi giảm tiếp 0,88% về 2.216 điểm.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng nhẹ dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á trong năm 2024. Trong khi đó, ADB duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 là 6%, tương đương với mức dự báo mà ngân hàng này đưa ra hồi tháng 4 vừa qua.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận