EVN đề xuất điều chỉnh giá điện

Chiều 31/3, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Do năm 2022 lỗ hơn 26.235 tỷ đồng, EVN đã đề xuất điều chỉnh giá điện trong thời gian tới.
EVN phải thống nhất giá điện với nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp trước 31/3 Thái Lan thu thập ý kiến dư luận đối với dự thảo áp dụng giá điện đồng nhất Điều chỉnh giá điện phải tính toán, cân nhắc tác động đến lạm phát Khung giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh

Chủ trì buổi họp báo có ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương); ông Nguyễn Xuân Nam - Phó Tổng Giám đốc EVN; ông Khiếu Ngọc Sáng - Phó Chánh văn phòng Bộ Công Thương; đại diện Đoàn kiểm tra và đại diện Bộ Tài chính.

Căn cứ kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra (bao gồm đại diện của các Bộ, cơ quan, hiệp hội có liên quan (Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), Bộ Công Thương công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 tăng 9,27%

Tại buổi họp báo, ông Trần Hồng Phương - Trưởng phòng giá điện và phí - Cục Điều tiết điện lực - Thành viên Đoàn kiểm tra - đã báo cáo Kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và năm 2022 của EVN.

Theo đó, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện các năm 2021 là 419.031,80 tỷ đồng năm 2022 là 493.265,30 tỷ đồng bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành. Theo đó, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2021 là 1.859,90 đ/kWh, tăng 1,84% so với năm 2020; giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đ/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021 (trong đó các khoản thu của EVN và các đơn vị thành viên từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được giảm trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh của EVN và các đơn vị thành viên).

EVN đề xuất điều chỉnh giá điện
(Ảnh minh hoạ)

Năm 2022, tổng chi phí khâu phát điện là hơn 412.243 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.698,45 đồng/kWh. So với năm 2021, chi phí khâu phát điện năm 2022 tăng hơn 72.855 tỷ đồng.

Tổng chi phí khâu truyền tải điện là hơn 16.854 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 69,44 đồng/kWh. Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện là 62.543 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 257,68 đồng/kWh.

Tổng chi phí khâu phụ trợ - quản lý ngành là hơn 1.623 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phụ trợ - quản lý ngành theo điện thương phẩm là 6,69 đồng/kWh. Tổng khoản bù giá cho chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các xã, huyện đảo chưa nối lưới điện quốc gia là 387,55 tỷ đồng.

Ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực - Bộ Công Thương cho hay, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ hơn 36.294 tỷ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2022 là 10.058 tỷ đồng. Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện (bao gồm thu nhập từ hoạt động tài chính và từ tiền bán công suất phản kháng, lãi tiền gửi…) năm 2022 của EVN lỗ 26.235 tỷ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác).

Theo kết quả kiểm tra, các khoản chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 bao gồm: phần còn lại khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện năm 2019 với số tiền khoảng hơn 3.015 tỷ đồng; khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện năm 2020 với số tiền khoảng 4.566 tỷ đồng; khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện năm 2021 khoảng 3.702 tỷ đồng; khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện phát sinh năm 2022 khoảng 3.440 tỷ đồng.

EVN đề xuất điều chỉnh giá điện
Đại diện Đoàn kiểm tra công bố kết quả

EVN đề xuất điều chỉnh giá điện

Trao đổi tại buổi họp báo, ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc EVN cho hay, với khoản lỗ lớn như vậy, việc cân đối tài chính của Tập đoàn rất khó khăn. Vì thế EVN cũng đã có đề xuất, trình Bộ Công Thương, các cấp có thẩm quyền, Chính phủ nhằm điều chỉnh giá điện, do năm 2022, chi phí đầu vào sản xuất điện tăng khá cao. Chỉ số giá than, khí, dầu, đặc biệt than tăng hơn 3 lần, có thời điểm tăng 4-5 lần. Giá dầu tăng 2 lần… Đó là nguyên nhân lớn nhất khiến chi phí sản xuất điện tăng cao.

EVN đề xuất điều chỉnh giá điện

Bản thân EVN cũng đã thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí, thực hiện cắt giảm các khoản… tiết kiệm khoảng 10.000 tỷ đồng. Ngoài ra còn tối ưu hệ thống vận hành. Sau những nỗ lực như vậy, thì EVN còn lỗ hơn 26.000 tỷ đồng. Đây là nỗ lực rất lớn của tập đoàn, ông Nguyễn Xuân Nam cho hay.

Liên quan đến việc tăng giá điện, ông Trần Việt Hòa cho hay, theo Quyết định 24/2017/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, sẽ căn cứ vào thông số đầu vào, nếu thay đổi làm giá điện bình quân tăng từ 3% trở lên thì giá điện sẽ được điều chỉnh.

“Theo quy định, nếu giá điện được tính toán tăng dưới 5%, thẩm quyền sẽ thuộc EVN, 5-10% thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương, 10% trở lên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ”- ông Trần Việt Hòa thông tin và cho biết thêm thời gian qua, EVN đã xây dựng những phương án để điều chỉnh giá điện và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền. Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã rà soát, kiểm tra các phương án của EVN và đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều

Có đến 5/6 mặt hàng nhóm nông sản tăng giá trong khi nhiều mặt hàng kim loại đồng loạt suy yếu, tuy nhiên, lực bán vẫn chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,18%, xuống còn 2.153 điểm.
Indonesia khởi xướng điều tra gia hạn tự vệ đối với sản phẩm hạt nhựa EPS

Indonesia khởi xướng điều tra gia hạn tự vệ đối với sản phẩm hạt nhựa EPS

Ngày 22 tháng 7 năm 2024, Ủy ban Tự vệ Indonesia (KPPI) thông báo khởi xướng điều tra nhằm gia hạn biện pháp tự vệ đối với sản phẩm hạt nhựa EPS.
Giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm

Giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm

Giá xăng trong nước hôm nay (25/7) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm lần thứ 3 liên tiếp. Theo đó, mỗi lít xăng E5RON92 sẽ có mức bán mới không cao hơn 21.900 đồng/lít (giảm 274 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 984 đồng/lít.
Liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử dẫn dắt sự phát triển của toàn vùng

Liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử dẫn dắt sự phát triển của toàn vùng

Từ năm 2015 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành luôn quan tâm, cụ thể hóa chính sách giúp thúc đẩy các thể chế về liên kết vùng được hoàn thiện và ngày càng phát huy hiệu quả.
Đảm bảo đủ xăng, dầu cho 6 tháng cuối năm

Đảm bảo đủ xăng, dầu cho 6 tháng cuối năm

Bộ Công Thương vừa tổ chức cuộc họp với các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu về tình hình cung ứng xăng dầu cho thị trường 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Phân khúc giá rẻ tiếp tục duy trì sức hấp dẫn trên các sàn thương mại điện tử

Phân khúc giá rẻ tiếp tục duy trì sức hấp dẫn trên các sàn thương mại điện tử

Với tình hình kinh tế hiện nay, thắt chặt chi tiêu vẫn là tiêu chí được nhiều gia đình áp dụng. Vì vậy, người tiêu dùng thường ưu tiên các sản phẩm có giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền.
Hội nghị đối thoại giữa Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương với lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ năm 2024

Hội nghị đối thoại giữa Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương với lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ năm 2024

Sáng 23/7, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị đối thoại giữa Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ với lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ năm 2024. Hội nghị năm nay có chủ đề: “ Tiếp tục cải thiện môi trường làm việc, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác của cán bộ công chức, viên chức người lao động thuộc Bộ”.
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hồi phục tích cực

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hồi phục tích cực

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 6 ngày giảm liên tiếp, đóng cửa giao dịch ngày đầu tuần (22/7), sắc xanh đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận