Hà Nội có 2 điểm dịch vụ du lịch cộng đồng được công nhận sản phẩm OCOP

Năm 2022, Hà Nội đã có 2 sản phẩm OCOP đầu tiên được đánh giá, phân hạng thuộc nhóm sản phẩm "Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch", đó là điểm du lịch dịch vụ làng quê Hồng Vân (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín) và khu sinh thái Phù Đổng Green Park (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm).
Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP trên nền tảng mạng xã hội OCOP Quảng Ninh 2022 - Cơ hội kết nối và mở rộng thị trường Đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm" (Chương trình OCOP), các Bộ ngành, địa phương đã triển khai hiệu quả nhiều sản phẩm, trong đó có nhóm sản phẩm "Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch". Đến nay, cả nước đã có gần 80 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng được công nhận là sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Thực tế cho thấy, phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP là hướng đi hiệu quả. Đặc biệt, bộ Tiêu chí về dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch đã có nhiều định hướng gắn với xây dựng nông thôn mới.

Đối với Hà Nội, với bề dày lịch sử, văn hóa và nhiều di sản, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nơi đây có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Thực tế, đã có nhiều khu du lịch trở thành điểm đến nổi tiếng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, như: Chùa Hương (huyện Mỹ Đức); làng cổ Đường Lâm, đền Và (thị xã Sơn Tây); khu đền Hạ, đền Trung, đền Thượng (huyện Ba Vì); đền thờ Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín); đền thờ Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh)… Đây là lợi thế rất lớn để Hà Nội phát triển du lịch cũng như kinh tế nông thôn và Chương trình OCOP.

Theo chuyên gia, việc các sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP chính là hướng đi đúng để chuẩn hóa và phát triển. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế, văn hóa khu vực nông thôn Hà Nội. Khi sản phẩm du lịch được công nhận là sản phẩm OCOP sẽ được nhiều du khách biết đến…

Hà Nội có 2 điểm dịch vụ du lịch cộng đồng được công nhận sản phẩm OCOP

Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân là nơi hội tụ đầy đủ những nét đẹp, yên bình của một làng quê ven đô

Theo các chuyên gia, sản phẩm OCOP liên quan du lịch nông thôn còn nhiều dư địa phát triển nhưng cũng đang đứng trước nhiều thách thức. Cần tránh tình trạng hình thức, phong trào vì thực tế đã xuất hiện các sản phẩm cẩu thả, chỉ chú trọng gắn mác.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có khả năng tích hợp các giá trị từ kinh tế, văn hóa, xã hội, cảnh quan, môi trường sinh thái đến "bếp ăn". OCOP phải trở thành một phần thú vị trong các sản phẩm du lịch của mỗi chuyến đi và điểm đến của du khách.

Muốn vậy, cần tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm OCOP; chú trọng đánh giá, phân hạng sản phẩm trước và sau khi được công nhận nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể đối với người tiêu dùng. Cần có thêm nhiều quy định chặt chẽ, chế tài nghiêm khắc hơn về trách nhiệm của cơ quan quản lý, người đứng đầu, cơ sở kinh doanh du lịch, các điểm đến nếu để xảy ra tình trạng sản phẩm OCOP giả mạo, kém chất lượng.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại trong và ngoài nước

Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại trong và ngoài nước

Thông qua việc ký kết thoả thuận hợp tác MOU với Tập đoàn tại Đức, Cục Xúc tiến thương mại kỳ vọng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kết nối, giao thương với các doanh nghiệp quốc tế, góp phần đưa sản phẩm, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và có chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế.
Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ, tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp

Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ, tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp

Ngày 30/3/2023, tại Thái Bình, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Thái Bình đồng chủ trì và tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ - tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp”.
Hơn 60.000 doanh nghiệp đóng cửa từ đầu năm

Hơn 60.000 doanh nghiệp đóng cửa từ đầu năm

3 tháng đầu năm 2023, bình quân mỗi ngày có khoảng 670 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Tích cực thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Úc

Tích cực thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Úc

Sáng ngày 30 tháng 3 năm 2023, Cuộc họp lần thứ 4 Nhóm công tác về Thương mại thuộc khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam – Úc đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại Trụ sở Bộ Công Thương.
Xuất siêu hơn 4 tỉ USD trong Quý I/2023

Xuất siêu hơn 4 tỉ USD trong Quý I/2023

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, bộ, ngành và địa phương cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu, cán cân thương mại hàng hóa 3 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 4,07 tỷ USD.
GDP Quý I tăng 3,32%, ngành dịch vụ phục hồi mạnh nhờ du lịch

GDP Quý I tăng 3,32%, ngành dịch vụ phục hồi mạnh nhờ du lịch

Trong Quý I, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của Quý I/2020 trong giai đoạn 2011-2023.
Công bố quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia

Công bố quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia

Sáng 29/3, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 03 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác cán bộ của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Ủy ban.
Doanh nghiệp phải thận trọng trước tín hiệu từ các thị trường nhập khẩu gạo Việt

Doanh nghiệp phải thận trọng trước tín hiệu từ các thị trường nhập khẩu gạo Việt

Trước tín hiệu nhu cầu từ các thị trường trọng điểm như Indonesia, Philippines, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đề nghị các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chủ động theo dõi sát tình hình thị trường, đánh giá đầy đủ các cơ hội cũng như rủi ro để xây dựng phương án giao dịch, ký kết hợp đồng phù hợp.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận