Hợp tác hướng đến sự phát triển bền vững của ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phía Bắc

Ngày 28/7, tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ IX, năm 2023.
Kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn Thêm doanh nghiệp nghi bị lừa khi xuất khẩu điều sang UAE, Bộ Công Thương vào cuộc Vương quốc Anh sẽ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường Công đoàn Bộ Công Thương: Phát huy tốt vai trò cầu nối giữa chính quyền và người lao động

Hướng tới sự liên kết, hợp tác

Khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, Hội nghị hướng đến mục tiêu đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành Công Thương của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, qua đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2023.

Cũng tại Hội nghị, ngành Công Thương các tỉnh, thành phố phía Bắc sẽ cùng nhau thảo luận kinh nghiệm nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc có liên quan trong công tác quản lý nhà nước của các sở, ngành ở địa phương. Qua đó, đề ra giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo liên kết, hỗ trợ, hợp tác trong phát triển ngành công thương mỗi tỉnh, thành phố và toàn khu vực.

Hợp tác hướng đến sự phát triển bền vững của ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phía Bắc
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng phát biểu khai mạc Hội nghị

Theo báo cáo của Cục Công Thương địa phương, trong 6 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp của 28 tỉnh, thành phía Bắc vẫn có những đóng góp tích cực, duy trì đà tăng trưởng chung trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, 16/28 tỉnh thành cao hơn mức tăng trưởng cả nước.

Một số trung tâm công nghiệp khu vực phía Bắc đã khôi phục đà tăng trưởng công nghiệp như: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng. Đến hết tháng 6/2023, toàn khu vực đã quy hoạch 1.132 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch 43.489ha. 28 tỉnh, thành phố phía Bắc có 378 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút được 9.963 dự án đầu tư sản xuất, tạo việc làm cho trên 416 nghìn lao động.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của khu vực 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 1.300 nghìn tỷ đồng, tăng 28,8% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu của 28 tỉnh, thành phía Bắc 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 98,6 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ. Đến thời điểm hiện tại, trong khu vực có 4.189 chợ đang hoạt động, trong đó có 16 chợ đầu mối…

Hợp tác hướng đến sự phát triển bền vững của ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phía Bắc
Toàn cảnh Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ IX, năm 2023

Do vậy, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh, Hội nghị là cơ hội cho các doanh nghiệp trong khu vực gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội hợp tác, xúc tiến đầu tư và thương mại nhằm tăng cường các hoạt động liên kết đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giao thương giữa các địa phương trong khu vực.

Ông Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng cho biết, những năm qua, ngành Công Thương đã và đang tiếp tục có những đóng góp quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.

Tuy nhiên, theo ông Huy, hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại của toàn khu vực vẫn còn chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế. Khoảng cách phát triển giữa các tỉnh, thành phố trong khu vực vẫn còn có sự chênh lệch. Đây là những thách thức đặt ra với các tỉnh, thành phố phía Bắc trong thời gian tới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

Do đó, để phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi tỉnh, phục vụ cho giai đoạn phát triển mới, ông Cao Tường Huy cho rằng, đòi hỏi trước hết là sự liên kết, hợp tác giữa 28 tỉnh, thành phố trong khu vực.

Hợp tác hướng đến sự phát triển bền vững của ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phía Bắc
Ông Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, phát biểu tại Hội nghị

Ngoài ra, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết thêm, tỉnh Quảng Ninh xác định ngành Công Thương trong giai đoạn tới vẫn giữ vai trò chủ lực, động lực phát triển kinh tế toàn tỉnh. Quảng Ninh cũng mong muốn được tăng cường sự hợp tác và ngày càng có hiệu quả với các tỉnh, thành bạn để cùng phát huy được tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương.

Trong khuôn khổ Hội nghị, các đại biểu cũng được nghe các tham luận của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tập trung chủ yếu vào các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, mở rộng thị trường xuất khẩu, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn, phát triển hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại.

Nâng cao khả năng cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường

Đưa ra các giải pháp thúc đẩy ngành Công Thương của 28 tỉnh, thành phố phía Bắc phát triển nhanh, bền vững, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho rằng, ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố phía Bắc cần tiếp tục tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 01 của Chính phủ. Tập trung cao để hoàn thành có chất lượng và đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao tại Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của ngành Công Thương năm 2023, các dự án sửa đổi, bổ sung các Luật và các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành.

Thứ hai, các địa phương khẩn trương chỉ đạo hoàn thiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 trên cơ sở phù hợp với các Định hướng phát triển 3 vùng chiến lược đã được Bộ Chính trị thông qua.

Hợp tác hướng đến sự phát triển bền vững của ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phía Bắc

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường tạo các đơn hàng mới để tiêu thụ sản phẩm đầu ra, thúc đẩy sản xuất cho các doanh nghiệp. Cùng với đó, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA, nhất là các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu, thông qua hướng dẫn áp dụng quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi để khai thác các cơ hội từ các Hiệp định.

Thứ tư, tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác và phát triển thị trường trong nước. Trong đó chú trọng thực hiện các biện pháp cân đối cung cầu, bình ổn thị trường góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, làm tiền đề triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại trong nước và các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Thứ năm, triển khải đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực phát triển công thương địa phương, xúc tiến thương mại, phòng vệ thương mại, quản lý cạnh tranh, quản lý thị trường và các mặt hoạt động khác, đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Tăng cường phối hợp với ngành Công Thương địa phương để triển khai các chương trình, Kế hoạch, cũng như những hỗ trợ liên quan đến thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thị trường trong nước, xúc tiến thương mại, công tác khuyến công...

Cuối cùng, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế

Với sự phục hồi dần của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trong 8 tháng năm 2024 khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực.
Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực trong 8 tháng năm 2024

Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực trong 8 tháng năm 2024

Theo Bộ Công Thương, trong 8 tháng năm 2024, sản xuất công nghiệp cho thấy xu hướng tích cực, tiếp đà đi lên cho thấy Việt Nam đang bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng tốt.
Canada ban hành kết luận cuối cùng điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Canada ban hành kết luận cuối cùng điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), ngày 5/9/2024, Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đại sứ các nước về một số dự án điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đại sứ các nước về một số dự án điện

Chiều ngày 13/9/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với Đại sứ các nước: Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản tại Việt Nam nhằm trao đổi, thảo luận về một số dự án điện.
Tháo gỡ khó khăn cho các Dự án điện khí, điện gió ngoài khơi

Tháo gỡ khó khăn cho các Dự án điện khí, điện gió ngoài khơi

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 412/TB-VPCP ngày 12/9/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn cho các Dự án điện khí, điện gió ngoài khơi.
Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Điển 7 tháng đầu năm 2024

Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Điển 7 tháng đầu năm 2024

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Điển đạt triệu 846,34 USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Thụy Điển 606,09 triệu USD, tăng 6,3% và nhập khẩu từ Thụy Điển 240,24 triệu USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 8, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận