Thêm doanh nghiệp nghi bị lừa khi xuất khẩu điều sang UAE, Bộ Công Thương vào cuộc

Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, tình trạng lừa đảo tại thị trường khu vực Trung Đông đã xuất hiện nhiều hơn trước, chủ yếu tập trung ở các công ty thương mại có quy mô nhỏ.
Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu nông sản sang thị trường UAE Cảnh báo hành vi lừa đảo, giả danh QLTT Quảng Bình để trục lợi Cảnh báo giả mạo công ty quản lý quỹ lừa đảo nhà đầu tư chứng khoán Thêm nhiều thủ đoạn lừa đảo mới trên thương mại điện tử

Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) cho biết, mới đây có thêm một doanh nghiệp Việt Nam khác thông báo lên Hiệp hội về việc bị lừa 2 container hạt điều tại UAE. Như vậy, tính đến ngày 24/7, ít nhất 4 doanh nghiệp ngành tiêu, điều và cây gia vị Việt Nam nghi bị lừa đảo.

Trước đó, VINACAS cũng nhận được phản ánh của Công ty Tín Mai về việc nghi bị lừa đảo khi xuất khẩu điều nhân sang UAE.

Thêm doanh nghiệp nghi bị lừa khi xuất khẩu điều sang UAE, Bộ Công Thương vào cuộc
Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) vừa vào cuộc sau khi nhận được thông tin có thêm doanh nghiệp điều Việt Nam xuất khẩu sang UAE nghi bị lừa 2 container hàng

Theo đại diện VINACAS, nguyên nhân thường gặp do các doanh nghiệp bán hàng thông qua môi giới, đồng thời liên quan đến phương thức thanh toán. Vị này cho rằng thanh toán bằng phương thức thư tín dụng (L/C) là an toàn nhất.

L/C muốn phát hành phải do một tổ chức có uy tín, có khả năng đảm bảo thanh toán, bảo lãnh những khoản mua bán có giá trị nhằm tạo ra sự an tâm cho người mua và người bán.

Trong khi đó, phương thức thanh toán nhờ thu qua ngân hàng thì phía ngân hàng bên mua chỉ có thể trả bộ chứng từ cho người mua khi người mua nộp tiền vào để đi lấy hàng.

"Ở đây nghi vấn có sự cấu kết giữa ngân hàng, hoặc thậm chí có sự lách luật để hỗ trợ người mua khi họ không có tiền nhưng có tài sản thế chấp để lấy hóa đơn chứng từ và lấy hàng về bán, sau đó mới lấy tiền bán hàng nộp về cho ngân hàng.

Nếu xảy ra trường hợp này, bên bán sẽ không mất tiền, nhưng thời gian chờ đợi lấy tiền về khá lâu. Hiện chúng tôi mong sẽ rơi vào hình thức này, dù điều này không đúng với thông lệ quốc tế", lãnh đạo VINACAS nói.

Hiện tại, sau khi nhận được văn bản của VINACAS, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại UAE, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) đã có Công hàm số 1465 gửi Đại sứ quán UAE tại Hà Nội đề nghị Đại sứ quán thông báo với các cơ quan có thẩm quyền liên quan xem xét và xử lý vụ việc.

Tại báo cáo gửi Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại UAE cũng cho biết đã nhận được công văn trình báo của một số doanh nghiệp Việt Nam với cùng nội dung, cùng tố cáo một đơn vị nhập khẩu tại UAE và cùng ngân hàng nhờ thu tại Dubai lừa ký hợp đồng mua quế, tiêu và điều.

Ngay sau khi nhận được công văn trình báo của các doanh nghiệp, Thương vụ đã có Công hàm gửi Bộ Ngoại giao UAE, Cảnh sát Dubai, Ngân hàng Trung ương UAE và một số ngân hàng cũng như hãng tàu có liên quan.

Ngoài ra, Thương vụ tiến hành làm việc với một số đơn vị như chi nhánh ngân hàng có liên quan tại Dubai; cảnh sát Dubai và nộp hồ sơ trình báo về vụ việc; hãng tàu và cơ quan chức năng của cảng Jebel Ali.

Thêm doanh nghiệp nghi bị lừa khi xuất khẩu điều sang UAE, Bộ Công Thương vào cuộc
Hiện nay, tình trạng lừa đảo tại thị trường khu vực Trung Đông đã xuất hiện nhiều hơn trước, chủ yếu tập trung ở các công ty thương mại có quy mô nhỏ

Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, hiện nay, tình trạng lừa đảo tại thị trường khu vực Trung Đông đã xuất hiện nhiều hơn trước, chủ yếu tập trung ở các công ty thương mại có quy mô nhỏ.

Đáng lưu ý, hình thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay là doanh nghiệp nước ngoài khi ký hợp đồng mua bán với công ty Việt Nam thường yêu cầu điều khoản thanh toán TT (chuyển tiền bằng điện) hoặc phát hành séc cho bên bán cầm cố. Đây là hai hình thức có nhiều rủi ro nhất.

Cụ thể, hình thức thanh toán TT trả sau nghĩa là bên mua sẽ nhận hàng rồi mới thanh toán tiền cho bên bán. Cùng đó là hình thức phát hành séc có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định rồi giao cho bên bán cầm cố.

Phương thức này có nhiều rủi ro như bên mua phát hành séc mà không có tiền trong tài khoản; bên bán không thể đến ngân hàng bên mua để nhận tiền vì không có thẻ căn cước.

Hơn nữa, bên bán cũng không thể kiểm tra thông tin tài khoản của bên mua vì Ngân hàng tại một số nước Trung Đông không cung cấp thông tin khách hàng cho bên thứ 3.

Để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra, Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch với doanh nghiệp nước ngoài phải thận trọng và đàm phán kỹ điều khoản thanh toán để đảm bảo an toàn nhất.

Cụ thể, các phương thức thanh toán như mở thư tín dụng do ngân hàng lập ra theo yêu cầu của đối tác (LC) hoặc đại diện doanh nghiệp sang tận nơi giao chứng từ và nhận tiền. Ngoài ra, phương thức thanh toán D/P (nhờ thu kèm chứng từ) có mức độ an toàn hơn so với thanh toán TT và séc.

Bộ Công Thương cũng lưu ý các ngân hàng bên bán khi chuyển giao chứng từ cho ngân hàng bên mua phải đảm bảo an toàn, tránh trường hợp xảy ra như các vụ việc nêu trên do khâu giao chứng từ và nhận chứng từ (nhân viên an ninh ngân hàng) không có ký nhận. Theo đó dẫn đến việc nhân viên an ninh ngân hàng giao chứng từ cho bên mua để đi nhận hàng mà bên mua không thanh toán tiền với ngân hàng để trả cho ngân hàng bên bán.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phiên họp Hội đồng CPTPP cấp Bộ trưởng lần thứ 8

Phiên họp Hội đồng CPTPP cấp Bộ trưởng lần thứ 8

Đoàn đại biểu Việt Nam gồm đại diện các Bộ Ngoại giao, Tư pháp, Công an và Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn.
Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa có Quyết định số 367/QĐ-TMĐT ban hành Quy chế dành cho các đối tác tham gia Online Friday 2024.
Việt Nam – Canada thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và năng lượng

Việt Nam – Canada thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và năng lượng

Ngày 26 tháng 11 năm 2024, trong khuôn khổ chuyến công tác của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham dự Phiên họp Hội đồng CPTPP lần thứ 8 tại Vancouver, Canada, đã diễn ra Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Canada, với chủ đề Tăng cường kết nối trong lĩnh vực sản xuất và năng lượng, do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì.
Giá xăng dầu bật tăng, mặt hàng RON95-III lên ngưỡng 20.857 đồng mỗi lít

Giá xăng dầu bật tăng, mặt hàng RON95-III lên ngưỡng 20.857 đồng mỗi lít

Từ 15 giờ ngày 28/11, giá xăng E5 RON92 tăng 497 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 329 đồng/lít. Cùng đó, dầu diesel tăng 268 đồng/lít; dầu hỏa tăng 221 đồng/lít và dầu mazut tăng 111 đồng/kg.
Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Chiều 27/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Công điện của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Công điện của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ - BCT ngày 26 tháng 11 năm 2024 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công Thương

Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công Thương

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 25/2024/TT-BCT bãi bỏ toàn bộ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, liên tịch ban hành.
Quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận