Khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất hậu Covid-19

Chiều 25/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Cục Công nghiệp về các nhiệm vụ liên quan đến phát triển công nghiệp của đất nước. Bộ trưởng yêu cầu và chỉ đạo Cục Công nghiệp nhanh chóng có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất hậu Covid-19.
Cung ứng hàng hóa ổn định trong bối cảnh "bình thường mới" Bộ Công Thương hỗ trợ tháo gỡ "điểm nghẽn" cản trở sản xuất của Samsung Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra, làm rõ giá kit xét nghiệm Covid-19 Quản lý thị trường Hậu Giang: Chủ động đấu tranh, ngăn chặn các hành vi trục lợi từ đại dịch

Báo cáo Lãnh đạo Bộ về tình hình công tác của Cục Công nghiệp 9 tháng qua, Cục trưởng Trương Thanh Hoài đã nêu bật vai trò của Cục trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, xây dựng, hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp.

Cục trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh, các hoạt động của Cục Công nghiệp đã tập trung đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ và các hoạt động hỗ trợ khác trong ngành công nghiệp, tiếp tục tiến hành công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất hậu Covid-19
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Cục Công nghiệp về các nhiệm vụ liên quan đến phát triển công nghiệp của đất nước

Trong các tháng cuối năm, Cục Công nghiệp sẽ tập trung công tác bảo đảm an toàn phòng dịch phục vụ sản xuất, kinh doanh; bảo đảm lưu thông hàng hóa phục vụ hoạt động của doanh nghiệp; đề xuất hỗ trợ chính sách về tài chính, tín dụng, an sinh xã hội cho doanh nghiệp và người lao động.

Cùng với đó, tập trung cho việc hoàn thiện chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương phát triển công nghiệp và truyền thông.

Nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Cục trưởng Trương Thanh Hoài kiến nghị lãnh đạo Bộ xem xét bổ sung thêm biên chế cho Cục Công nghiệp cả về lãnh đạo và cán bộ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Đồng thời chỉ đạo các Vụ, Cục liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cục Công nghiệp trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, chính sách, chiến lược phát triển các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ cũng như các công việc thường xuyên khác trong quản lý ngành cũng như triển khai chương trình làm việc với các địa phương nhằm xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chiến lược, chương trình hành động về phát triển công nghiệp tại địa phương.

Cùng đó tạo điều kiện kết nối, phối hợp với các tập đoàn đa quốc gia nhằm thu hút đầu tư, đồng thời kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp; kết nối, xây dựng các chính sách hỗ trợ một số doanh nghiệp tiềm năng trong nước trở thành các tập đoàn lớn dẫn dắt các ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên phát triển.

Khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất hậu Covid-19
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh phát biểu ý kiến tại buổi làm việc

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, lãnh đạo các Cục, Vụ chức năng của Bộ Công Thương đều nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác xây dựng thể chế, đặc biệt là các công cụ, tiêu chuẩn để phát triển công nghiệp.

Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) Trần Hữu Linh nêu quan điểm, thời gian qua, lực lượng QLTT đã hỗ trợ ngành công nghiệp tương đối nhiều, vì hầu hết, sản phẩm công nghiệp là các mặt hàng kiểm tra, kiểm soát chính của lực lượng. Trong công nghiệp nhẹ, toàn bộ các sản phẩm dệt may, quần áo, giày dép, giấy bột giấy… Trong công nghiệp chế tạo là các sản phẩm linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy… Đối với công nghiệp chế biến thực phẩm là các mặt hàng thuốc lá, rượu bia…

Trong thời gian qua, lực lượng QLTT đã phối hợp với Cục Công nghiệp giám sát, kiểm tra, kiểm soát khá tốt, giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất, tạo dựng được niềm tin cho doanh nghiệp, người dân và Chính phủ, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh và cho rằng, thời gian tới, Cục Công nghiệp tập trung xây dựng hệ thống dữ liệu công nghiệp, trước hết là công nghiệp trong nước, xây dựng hệ thống truy xuất về nguồn gốc sản phẩm công nghiệp. Tập trung đấu tranh làm lành mạnh thị trường, hạn chế tối đa việc làm xói mòn hệ thống sản xuất công nghiệp trong nước.

Khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất hậu Covid-19
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải ghi nhận những nỗ lực của Cục Công nghiệp trong thời gian qua, nhất là trong lĩnh vực tham mưu xây dựng chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác quốc tế

Thông tin tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã ghi nhận những nỗ lực của Cục Công nghiệp thời gian qua nhất là trong các lĩnh vực tham mưu xây dựng chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác quốc tế.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, cần sớm xây dựng và ban hành Luật Phát triển công nghiệp. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng yêu cầu Cục Công nghiệp cần tăng cường và chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các đơn vị trong Bộ để hoàn thành tốt hơn, bài bản hơn các nhiệm vụ được giao.

Kết luận buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên biểu dương Cục Công nghiệp, mặc dù mới được thành lập từ 2/10/2017 với chức năng, nhiệm vụ khối lượng công việc lớn (nhiều nội dung quan trọng, phức tạp liên quan tới khoáng sản, luyện kim, cơ khí chế tạo, sản xuất ô tô , công nghiệp hỗ trợ; thuốc lá, rượu - bia – nươc giải khát; dệt may, da giày), đặc biệt là công tác tham mưu, xây dựng chính sách để phát triển ngành; cổ phần hóa chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp song Cục Công nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong công tác, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế trong hoạt động của Cục Công nghiệp thời gian qua như: Công tác tham mưu chính sách chưa chủ động, chất lượng chưa cao, đặc biệt là việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quản lý phát triển ngành. Các văn bản được ban hành có tính chất pháp lý chưa bền vững...

Khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất hậu Covid-19
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo, trước mắt, Cục Công nghiệp tập trung phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu, trước mắt, Cục Công nghiệp tập trung phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài bộ, các hiệp hội, ngành hàng, địa phương khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do đại dịch Covid -19 gây ra. Trong đó, chú trọng triển khai hỗ trợ doanh nghiệp theo các chính sách đã được ban hành trong thời gian qua.

Đồng thời, tiếp tục quán triệt, nghiên cứu thật sâu sắc trong cán bộ công chức, viên chức các quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước để khẩn trương đề xuất xây dựng Luật Phát triển công nghiệp, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Bộ.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng chỉ đạo, Cục Công nghiệp cần làm tốt công tác truyền thông; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các địa phương để xây dựng chiến lược, chương trình phát triển công nghiệp phù hợp với lợi thế cạnh tranh và nguồn lực của địa phương.

Đặc biệt, người đứng đầu ngành Công Thương đề nghị, Cục Công nghiệp tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất toàn cầu, nâng cao tỷ lệ tham gia chuỗi giá trị đa quốc gia của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước.

Liên quan các kiến nghị của Cục Công nghiệp, Bộ trưởng giao các đơn vị thuộc Bộ nghiên cứu, đề xuất Ban cán sự, lãnh đạo Bộ xem xét, giải quyết.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người dân, doanh nghiệp phải được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại

Người dân, doanh nghiệp phải được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu yêu cầu các bộ, các ngành, các địa phương tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống" để kết nối, chia sẻ dữ liệu với nhau và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bộ Công Thương đang đánh giá tác động của sàn thương mại điện tử Temu

Bộ Công Thương đang đánh giá tác động của sàn thương mại điện tử Temu

Chiều 23/10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 3. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời câu hỏi liên quan tới việc quản lý các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt gần đây là sự xuất hiện của sàn Temu.
Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP ngày 23/10/2024 quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Malaysia thiệt hại gần 12 tỷ USD do lừa đảo trực tuyến

Malaysia thiệt hại gần 12 tỷ USD do lừa đảo trực tuyến

Theo thống kê của Gogolook - nhà cung cấp các dịch vụ chống gian lận sử dụng công nghệ AI, những vụ lừa đảo xảy ra tại Malaysia trong vòng một năm qua đã để lại thiệt hại lên tới con số 12,8 tỷ USD, tương đương khoảng 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này.
Cảnh báo về chiến dịch tấn công có chủ đích vào các hệ thống quan trọng

Cảnh báo về chiến dịch tấn công có chủ đích vào các hệ thống quan trọng

Trong thời gian gần đây, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ghi nhận các chiến dịch tấn công nhắm vào các tổ chức và doanh nghiệp với mục tiêu chính là tấn công mạng, đánh cắp thông tin và phá hoại hệ thống.
Đề nghị gỡ bỏ thông tin vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử

Đề nghị gỡ bỏ thông tin vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) đã ban hành yêu cầu rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội.
Liên tiếp các vụ rò rỉ dữ liệu qua hệ thống camera giám sát: Nguy cơ hiện hữu

Liên tiếp các vụ rò rỉ dữ liệu qua hệ thống camera giám sát: Nguy cơ hiện hữu

Trong thời đại công nghệ số, camera giám sát đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, từ bảo vệ an ninh cho đến quản lý hoạt động. Tuy nhiên, sự phổ biến của công nghệ này cũng đi kèm với những rủi ro đáng kể về lộ lọt dữ liệu và mất an toàn thông tin, đặt ra thách thức lớn cho cả thế giới và Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ camera và kết nối internet đã mang lại nhiều lợi ích, nhưng đồng thời cũng tạo ra những lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn.
Phát hiện hơn 125 nghìn website giả mạo cơ quan, sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn lừa đảo người dùng

Phát hiện hơn 125 nghìn website giả mạo cơ quan, sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn lừa đảo người dùng

Hàng loạt các website của cơ quan, tổ chức tài chính ngân hàng, các sàn thương mại điện tử và các doanh nghiệp lớn, nhà mạng...bị đối tượng xấu giả mạo để lừa đảo. Trong số 55 trang web giả mạo thương hiệu doanh nghiệp, có đến gần một nửa thuộc lĩnh vực thương mại điện tử...
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận