Kiều bào là "cầu nối" đưa nông sản Việt vươn ra thế giới
3 Bộ vào cuộc hỗ trợ, bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho hàng xuất khẩu Gỡ vướng trong cấp phép, kiểm tra chất lượng lĩnh vực nông nghiệp Xuất khẩu nông thủy sản lập kỷ lục |
Đây là diễn đàn đầu tiên của ngành Nông nghiệp với đội ngũ kiều bào đang đầu tư trong và ngoài nước. Diễn đàn có sự tham gia của trên 300 kiều bào đang làm ăn, sinh sống, đầu tư trong và ngoài nước thuộc nhiều lĩnh vực cùng hàng trăm doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Diễn đàn được Bộ NN&PTNT và Bộ Ngoại giao tổ chức nhằm tri ân sự hỗ trợ và đồng hành của bà con kiều bào với ngành Nông nghiệp trong thời gian qua.
Thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có trên 5 triệu Việt kiều sinh sống và làm việc tại 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến nay, đã có khoảng 3.500 dự án, doanh nghiệp do kiều bào thành lập hoặc góp vốn tại Việt Nam với với tổng số vốn đăng ký lên đến 11 tỷ USD, trong đó có rất nhiều kiều bào đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Với sự nỗ lực của toàn hệ thống, ngành Nông nghiệp liên tục tăng trưởng và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực. Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản liên tục tăng cao từ 4,2 tỷ USD năm 2.000 tăng lên 48,6 tỷ USD vào năm 2021. Việt Nam hiện có 6 nhóm mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD gồm và 10 mặt hàng nông lâm thủy sản có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.
Mong kiều bào tiếp tục làm "cầu nối" đưa nông sản Việt vươn cao |
Hàng hóa, nông lâm thuỷ sản của Việt Nam đã xuất khẩu đi trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản luôn đạt xuất siêu và ngày càng tăng kể cả trong những giai đoạn khó khăn, góp phần cân đối cán cân thương mại của Việt Nam.
Hiện, Nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển mình theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Ngành Nông nghiệp tập trung phát triển các chuỗi giá trị nông sản, mà trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm để kết nối các hộ nông dân nhỏ, hợp tác xã với chuỗi giá trị toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan tự cảm thấy trách nhiệm lớn lao là cần phải kết nối những tinh hoa, những nguồn lực của bà con kiều bào. Bộ trưởng chia sẻ, bà con kiều bào không chỉ có “lực” mà còn có “tâm”. Cái tâm đó có thêm nguồn lực và nguồn lực xuất phát từ cái tâm. Tâm của mỗi người Việt xa xứ.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng thể hiện nỗi đau đáu khi nông sản Việt vẫn cứ phải vật lộn trên thị trường quốc tế trong khi những sản phẩm nông nghiệp của Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel “đàng hoàng, chễm chệ” trên quầy siêu thị trên thế giới.
“Tôi mong muốn rằng bà con Việt kiều cho dù đang ở đâu trên thế giới cũng mang tâm thức chúng ta là con một nhà. Một khi chúng ta có được tâm thế, cảm xúc đó, không gì là chúng ta không vượt qua được”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ.
Qua những ý kiến đóng góp, chia sẻ, Bộ trưởng cho rằng chúng ta cần làm một điều gì đó mới mẻ, mạnh mẽ hơn; cần nhanh chóng tích hợp những ý kiến tâm huyết của cộng đồng kiều bào tại diễn đàn; đồng thời cần phải có những tư duy mới của những quốc gia có nền nông nghiệp hiện đại bằng việc kết hợp sự thay đổi trong nước với tâm huyết, khát vọng của bà con kiều bào.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh: “Dù ở xa quê hương, mỗi bà con kiều bào đã và đang trở thành "cầu nối" quan trọng giới thiệu với bạn bè thế giới các sản phẩm nông sản Việt Nam cũng như đưa đầu tư nước ngoài vào trong nước; mong bà con tiếp tục làm "cầu nối" đưa nông sản Việt vươn cao, vươn xa”.
Nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển mình theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững |
Ngành nông nghiệp tập trung phát triển các chuỗi giá trị nông sản, trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm để kết nối các hộ nông dân nhỏ, hợp tác xã với chuỗi giá trị toàn cầu. Với sự nỗ lực của toàn hệ thống, ngành nông nghiệp liên tục tăng trưởng, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực.
Đáng chú ý, theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, bà con kiều bào dù ở đâu trên toàn thế giới cũng luôn hướng về quê hương, đã có đóng góp thiết thực cho quá trình xây dựng và đổi mới đất nước. Dù ở xa quê hương, mỗi người Việt đã và đang trở thành cầu nối quan trọng giới thiệu với bạn bè thế giới các sản phẩm nông sản của Việt Nam cũng như đưa đầu tư nước ngoài vào trong nước.
Từ những trung tâm thương mại lớn của người Việt ở nước ngoài như Incentra ở Moscow, Đồng Xuân ở Berlin, Sapa ở Séc, ASEAN Garden Mall tại Hoa Kỳ, Thanh Bình Jeune tại Pháp, chợ Bến Thành tại Australia đến những cửa hàng, siêu thị, quán ăn, quán cà phê… dù nhỏ hay to của kiều bào ở nước ngoài đều thể hiện tâm của người Việt đưa sản phẩm đi khắp bốn phương.
“Chúng tôi rất mong bà con tiếp tục làm cầu nối đưa nông sản Việt vươn cao, vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt, bà con giúp thúc đẩy kết nối sản phẩm OCOP theo chương trình quốc gia “Mỗi làng một sản phẩm của Việt Nam”. Đây là sản phẩm có tiềm năng, có chất lượng và mang đậm nét văn hóa bản sắc của vùng miền nông thôn Việt Nam”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, thời gian qua, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) vui mừng khi chứng kiến nhiều hoạt động đóng góp thiết thực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp.
Các cơ sở phân phối, quảng bá hàng Việt Nam ở nước ngoài của kiều bào tuy quy mô còn hạn chế nhưng đã phủ sóng trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, góp phần quảng bá sản phẩm Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Theo lãnh đạo Bộ Ngoại giao, một số trung tâm thương mại, chợ Việt Nam có quy mô lớn và còn nhiều dư địa để hợp tác với trong nước.
Ngoài ra, nhiều kiều bào đã về nước đầu tư, kinh doanh, phát triển các sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; tạo thêm cơ hội việc làm cho lao động địa phương; đóng góp vào công cuộc bảo tồn nông sản quý và phát triển các giống cây trồng cho năng suất cao.
Thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục đẩy mạnh và triển khai hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế, ngoại giao phục vụ phát triển; phối hợp với Bộ NN&PTNT, các địa phương và cơ quan trong nước đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào các thị trường đang phục hồi mạnh mẽ nhằm tận dụng đà tăng trưởng của nền kinh tế thế giới; phát huy vai trò đồng hành, hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong xuất khẩu nông sản sang các thị trường trọng điểm.
“Đồng thời, Bộ sẽ tích cực cung cấp thông tin, tăng cường tuyên truyền để phổ biến và tận dụng các lợi ích mà các FTA mang lại, góp phần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam”, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nói.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Diệp Văn Tỷ, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển chia sẻ khá nhiều kinh nghiệm trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Bắc Âu.
Theo đó, tuy thị trường Bắc Âu không quá lớn nhưng số lượng hàng hóa của Việt Nam được tiêu thụ không hề nhỏ. Thị trường Bắc Âu đòi hỏi điều kiện rất cao về mẫu mã, chất lượng và bao bì.
“Ví dụ như hiện nay sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam đang gặp phải khó khăn tại thị trường Bắc Âu do chưa đủ tiêu chuẩn về những hóa chất trong thành phần. Tôi rất mong Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương sớm giải quyết vấn đề này”, ông Diệp Văn Tỷ đề xuất.
Là một nhà đầu tư vào sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam trong nhiều năm qua, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển cũng cho rằng, làm nông nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn do quy chế và quy trình phải trải qua quá nhiều khâu trung gian. Khi đến được tay người tiêu dùng, giá của sản phẩm đã bị đẩy lên quá cao.
“Bên cạnh đó, các nhà đầu tư rất cần những thông tin cụ thể về từng vùng nguyên liệu trồng gì, nuôi gì, ở đâu, sản lượng bao nhiêu và chất lượng như thế nào…”, ông Tỷ nói.
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản liên tục tăng cao từ 4,2 tỷ USD năm 2000 tăng lên 48,6 tỷ USD vào năm 2021. Việt Nam hiện có 6 nhóm mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD gồm: gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, hạt điều, cao su, rau quả, gạo và 10 mặt hàng nông lâm thủy sản có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam đã xuất khẩu đi trên 190 nước và vùn