Ký cam kết thực hiện bình ổn thị trường hàng hóa dịp Tết
Cụ thể, các đơn vị tham gia chương trình bình ổn đã cam kết không đầu cơ, găm hàng; không kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bên cạnh đó, các đơn vị này sẽ tổ chức bán hàng hóa tham gia bình ổn theo Chương trình đã đăng ký, đảm bảo sản phẩm chất lượng, an toàn và cung ứng đầy đủ hàng hóa trong thời gian tham gia bình ổn giá.
Giá bán các mặt hành trong Chương trình phải đảm bảo ổn định trong thời gian tham gia bình ổn, niêm yết giá hàng hóa công khai và thống nhất tại tất cả các địa điểm tham gia bán hàng bình ổn và bán đúng giá niêm yết theo quy định của pháp luật.
Ông Trần Kiều Hưng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Kon Tum giám sát các mặt hàng bình ổn giá.
Chương trình Bình ổn thị trường hàng hóa dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Chương trình bình ổn được thực hiện tại 02 điểm bán hàng cố định là Siêu thị WinMart (địa chỉ: tầng 2, Trung tâm thương mại Vincom Plaza, 02 Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum), Siêu thị Co.op Mart (địa chỉ: 205B Lê Hồng Phong, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum) và các điểm bán hàng bằng xe lưu động tại xã Đăk Sao, huyện Tu Mơ Rông; xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei. Một số mặt hàng tham gia chương trình như: thực phẩm công nghệ (đường, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn, mì tôm, bánh, kẹo, hạt tết các loại); lương thực (gạo, nếp các loại); thực phâm tươi sống; thực phẩm chế biến;…
Ông Đỗ Nhất Quân - đại diện Siêu thị Co.op Mart ký cam kết tham gia Chương trình bình ổn giá thị trường
Trong những tháng cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán năm 2023 sắp tới, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum sẽ tiếp tục xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như: đầu cơ, găm hàng, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đồng thời, tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức có dấu hiệu lợi dụng dịp Tết để tăng giá bán hàng hóa bất hợp lý, không niêm yết giá bán hàng hóa, đề nghị người dân phản ánh về các số điện thoại đường dây nóng đã được Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum công bố.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Lập 3 Tổ công tác giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Thủ đô

Đà Nẵng: Nắm chắc địa bàn, đánh trúng mục tiêu, ổn định thị trường

Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong tình hình mới

Áp dụng công nghệ, tạo đột phá trong quản lý, điều hành tại Quản lý thị trường Bắc Ninh

Theo chân Quản lý thị trường, kiểm tra một cơ sở kinh doanh với 4 kho hàng vi phạm

QLTT Hà Nội tiêu hủy hơn 20 tấn thịt bò đông lạnh không rõ nguồn gốc

Thu giữ 1 tấn nầm lợn bẩn trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
